Thi Online - Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế g...
- Câu 1 : Ý nào sau đây không phải nội dung của hội nghị Ianta (2/1945)?
A Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít
B Thành lập tổ chức Liên hợp quốc
C Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận
D Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
- Câu 2 : Sự ra đời của hai tổ chức nào đã dánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới?
A Mĩ đưa ra học thuyết Truman và sự thành lập khối SEV
B Sự ra đời của NATO và Tổ chức hiệp ước Vacsava
C Sự ra đời của NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
D Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan và Tổ chức hiệp ước Vacsava
- Câu 3 : Chiến tranh lạnh được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai không xuất phát từ việc
A Các tổ chức kinh tế, quân sự ra đời đối lập và chạy đua với nhau
B Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc
C Mĩ lo ngại trước sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa
D Mĩ có ưu thế về vũ khí hạt nhân, tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới
- Câu 4 : Thế nào là “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động theo phương thức đây đủ nhất?
A Dùng sức ép quân sự để đe dọa đối phương
B Chưa gây ra chiến tranh những dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước
C Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại luôn luôn ở trong tình trạng “bên miệng hố chiến tranh”
D Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới
- Câu 5 : Sự kiện nào đánh dấu sự kết thúc của “Chiến tranh lạnh”
A Tháng 12/1989, diễn ra cuộc gặp không chính thức của hai nhà lãnh đạo Mĩ và Liên Xô
B Năm 1972, Liên Xô – Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa ABM
C Năm 1991, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
D Năm 1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canada kí Định ước Henxinki
- Câu 6 : Ý nào sau đây không phải là mâu thuẫn xuất hiện trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lanh?
A Mâu thuẫn giữa các nước lớn trong thiết lập trật tự thế giới mới
B Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề tôn giáo
C Mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế quan trọng
D Mâu thuẫn giữa các nước về lợi ích dân tộc
- Câu 7 : Nguyên nhân chủ yếu nhất buộc Mĩ và Liên Xô phải tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là do?
A Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài làm cho cả hai nước tốn kém và suy giảm trên nhiều mặt
B Sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ,..và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đe dọa đến sự thống trị của Mĩ và Liên Xô ở các nước này
C Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tư bản Tây Âu và Nhật Bản
D Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
- Câu 8 : Việc thực hiện “kế hoạch Macsan” (6-1947) có tác động gì đến tình hình châu Âu lúc bấy giờ?
A Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu
B Làm cho mâu thuẫn dân tộc giữa các nước Tây Âu và Đông Âu ngày cành gay gắt
C Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới
D Đem đến sự thay đổi nhanh chóng, châu Âu trở thành lục địa sầm uất
- Câu 9 : Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh Việt Nam có thể vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay là gì?
A Sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp
B Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
C Liên minh chính trị với các nước lớn để giải quyết các tranh chấp
D Trở thành cường quốc kinh tế để giải quyết các tranh chấp
- Câu 10 : Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?
A Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh
B Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương được trở nên hòa dịu
C Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
D Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12