Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2019 - Đề...
- Câu 1 : Vào đầu thế kỉ XX, nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc là do
A tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
B thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bình định nước ta.
C sự cai trị, bóc lột của thực dân Pháp đối với các tầng lớp nhân dân.
D sự xuất hiện và xâm nhập của các giai cấp, tầng lớp.
- Câu 2 : Từ năm 1897 đến năm 1914 là khoảng thời gian thực dân Pháp tiến hành:
A bình định Việt Nam.
B cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
C chính sách “chia để trị” ở Việt Nam.
D cướp ruộng đất của nông dân để lập đồn điền.
- Câu 3 : Hội nghị Ianta (19145) diễn ra trong bối cảnh nào?
A Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác liệt.
B Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
C Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít.
D Thế giới hân ành hai cực, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
- Câu 4 : Năm 1945, ở khu vực Đông Nam Á các quốc gia nào giành dược độc lập?
A Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
B In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
C Việt Nam, Lào, Phi-lip-pin.
D Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.
- Câu 5 : Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 đề ra là
A đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.
B đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp.
C đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
D đấu tranh nghị trường.
- Câu 6 : Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân đội nước nào thuộc phe Đồng minh kéo vào nước ta?
A Quân Anh, quân Mĩ.
B Quân Pháp, quân Anh.
C Quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc.
D Quân Liên Xô, quân Trung Hoa Dân quốc.
- Câu 7 : Để giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh:
A thành lập một số trường đại học trọng điểm.
B thành lập Nha Bình dân học vụ.
C thành lập Cơ quan Giáo dục quốc gia.
D xóa nạn mù chữ.
- Câu 8 : Tiêu biểu nhất trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) là phong trào ở địa phương nào?
A Quảng Ngãi.
B Bình Định.
C Bến Tre.
D Ninh Thuận.
- Câu 9 : Chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 – 1965 được gọi là:
A “Chiến tranh đơn phương”.
B “Chiến tranh đặc biệt”.
C “Chiến tranh cục bộ”.
D “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Câu 10 : Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá, phát triển nhanh chóng và sâu rộng ở Trung Quốc sau sự kiện nào?
A Phong trào Đồng minh hội.
B Phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
C Phong trào Ngũ tứ.
D Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
- Câu 11 : Hãy sắp xếp các dữ kiện lịch sử sau theo đúng trình tự thời gian:1.Kinh tế, xã hội Việt Nam chuyển biến sâu sắc.2. Xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới – dân chủ tư sản.3. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.4. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
A 3 – 1 – 2 – 4.
B 3 – 2 - 1 – 4.
C 3 – 1 – 4 – 2.
D 2 – 1 – 4 – 3.
- Câu 12 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Mĩ và Liên Xô thay đổi ra sao?
A Từ đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.
B Từ đối đầu chuyển sang đối thoại, là đối tác quan trọng của nhau.
C Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
D Mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi.
- Câu 13 : Sự kiện có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm sau Chiên tranh thế giới thứ nhất là:
A Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
B các nước thắng trận họp hội nghị ở Vécxai – Oa-sinh-tơn.
C Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời.
D Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.
- Câu 14 : Trong những năm 1929 – 1933, mâu thuẫn nào là chủ yếu trong xã hội Việt Nam?
A Giữa công nhân với tư sản.
B Giữa địa chủ phong kiến với nông dân.
C Giữa tư sản Việt Nam với tư sản nước ngoài.
D Giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Câu 15 : Bản chất của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là
A chính quyền của dân.
B chính quyền của dân, do dân, vì dân.
C chính quyền của đảng cách mạng
D chính quyền của nhà nước vì nhân dân.
- Câu 16 : Trước âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Bộ (9/1945), Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì?
A Lên án thực dân Pháp và kêu gọi sự giúp đỡ của lực lượng Đồng minh.
B Kháng chiến, kêu gọi cả nước hướng về Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
C Đàm phán, nhượng cho Pháp một số quyền lợi để chúng không mở rộng chiếm đóng.
D Hợp tác chặt chẽ với quân Đồng minh để quân Pháp không có cớ gây hấn.
- Câu 17 : Đảng và Chính phủ ta có chủ trương như thế nào trong việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A Quyết tâm đánh quân Trung Hoa Dân quốc ngay từ đầu.
B Hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp.
C Dựa vào quân Anh để chống quân Trung Hoa Dân quốc.
D Chấp nhận tất cả các yêu sách của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng.
- Câu 18 : Nét nổi bật nhất của tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là:
A Mĩ thay chân Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.
B miền Bắc trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
C miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến lên CNXH.
D đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
- Câu 19 : Nhiệm vụ to lớn nhất của cách mạng nước ta sau năm 1954 là:
A xây dựng CNXH ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam.
B tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
C xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà.
D miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam; miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc.
- Câu 20 : Ý nào không phản ánh đúng thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968?
A Giành thắng lợi toàn diện qua cả ba đợt tiến công trong năm 1968.
B Tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ hoặc Đồng minh, giáng một đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn.
C Buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D Buộc Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh.
- Câu 21 : Nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng Nga sau khi thành lập chính quyền Xô viết là:
A khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
B rút ra khỏi các hiệp ước bất bình đẳng mà Nga hoàng kí kết với các nước đế quốc.
C đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để các nước khác cộng nhạn nước Nga Xô viết
D xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết.
- Câu 22 : Một trong những phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là phong trào Hội kín ở Nam Kì, đây thực chất là:
A phong trào đấu tranh của công nhân.
B hình thức hoạt động của tiểu tư sản.
C phong trào đấu tranh của nông dân.
D phong trào đấu tranh chính trị của tư sản.
- Câu 23 : Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
B Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân.
- Câu 24 : Phong trào “vô sản hóa” (1928) của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã thực hiện tốt vai trò nào?
A Tổ chức nhân dân tập đượt đấu tranh.
B Kết hơp phong trào công nhân với phong trào yêu nước.
C Tuyên truyền, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân.
D Đưa một số hội viên ưu tú đi đào tạo trực tiếp ở Liên Xô.
- Câu 25 : Điểm khác căn bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (của Đảng Cộng sản Việt Nam) với Luận cương chính trị (của Đảng Cộng sản Đông Dương) là:
A xác định nòng cốt của cách mạng Việt Nam.
B phân hóa cao độ kẻ thù trong việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc của cách mạng Việt Nam.
C đánh gia đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.
D giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giai cấp.
- Câu 26 : Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) so với các hội nghị trước đó của Đảng (11/1939 và 11/1940) là gì?
A Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến tay sai.
B Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai.
C Đề ra chủ trương đánh đổ đế quốc Pháp – Nhật, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
D Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng dân tộc Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt Minh.
- Câu 27 : Khác với cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 diễn ra theo hình thái
A
bắt đầu từ thành thị, lấy thánh thị làm trung tâm.
B nổ tra đồng thời trên cả nước, bất kể nông thôn hay thành thị.
C kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị.
D bắt đầu từ nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị.
- Câu 28 : Quyết định quan trọng đối với cách mạng ba nước Đông Dương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951) là gì?
A Chuẩn bị kế hoạch cho các hoạt động quân sự phối hợp lực lượng quân đội ba nước.
B Tăng cường hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.
C Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng Mác – Lênin riêng.
D Cả ba nước cần phải tranh thủ tối đa sử giúp đỡ của nước ngoài.
- Câu 29 : Điểm khác nhau của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là gì?
A Được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
B Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ.
C Nhằm thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt.
D Là loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, nhằm chống lại cách mạng miền Nam và nhân dân ta.
- Câu 30 : Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đến những năm đầu thế kỉ XX là gì?
A Phải xây dựng được một mặt trận thống nhất dân tộc để đoàn kết toàn dân.
B Phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ của hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.
C Phải xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
D Phải biết cô lâp và phân hóa kẻ tù để tập trung chuẩn bị lực lượng kháng chiến..
- Câu 31 : Trong những năm 1920 – 1930, khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam vì:
A khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã lỗi thời.
B đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng công nông.
C là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu lịch sử.
D giải quyết được tất cả những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.
- Câu 32 : “Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám chỉ là sự ăn may”. Hãy chọn phương án phù hợp nhất để phản biện lại quan điểm trên.
A Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám thể hiện sự linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám được đúc kết từ những bài học lịch sử của các phong trào 1930 – 1931 và 1936 – 1939.
C Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, quyết tâm đấu tranh giành độc lập dân tộc.
D Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Câu 33 : Đường lối thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, độc đáo của Đảng ngay sau khi kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là:
A tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
B tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
C hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thống nhất nước nhà.
D tiến hành đồng thời cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12