Đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử trường THPT Chuyên...
- Câu 1 : Từ tháng 9 - 1930 trở đi phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam dần đạt tới đỉnh cao vì
A Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.
B Phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp trong cả nước.
C Đã sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang và thành lập chính quyền Xô viết.
D Đã thực hiện được liên minh công - nông vững chắc.
- Câu 2 : Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.
B Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”.
C Tiến hành các cuộc hành quân càn quét.
D Tiến hành “dồn dân lập ấp chiến lược”.
- Câu 3 : Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là do:
A Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
B Nghệ thuật khởi nghĩa linh hoạt sáng tạo.
C Thắng lợi của quân đồng minh với Chủ nghĩa phát xít.
D Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
- Câu 4 : Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng Miền Nam Việt Nam đang
A Chuyển dần sang đấu tranh chính trị. B
B Gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.
C Giữ vững và phát triển thế tiến công.
D Chuyển hẳn sang tiến công chiến lược.
- Câu 5 : So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam thực dân Pháp đã
A Quy mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc hơn.
B Cướp đoạt toàn bộ ruộng đất của nông dân, lập đồn điền trồng cao su.
C Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng.
D Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
- Câu 6 : Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A Sự phân quyền triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
B Các nước tư bản thắng trận xác lập vai trò lãnh đạo thế giới, nô dịch các nước bại trận.
C Sự đối đầu giữa các đế quốc nhằm tranh giành thị trường và phạm vi ảnh hưởng.
D Sự đối đầu căng thẳng, mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- Câu 7 : Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời theo thứ tự
A Đông Dương Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn, An Nam Cộng Sản Đảng.
B Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn, Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng.
C An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.
D Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.
- Câu 8 : Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950 của ta là
A Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
B Buộc pháp phải chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
C Giải phóng một vùng đất đai rộng lớn giáp biên giới Việt - Trung.
D Giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.
- Câu 9 : Tội ác tàn bạo nhất của đế quốc Mỹ trong việc đánh phá miền Bắc nước ta trong những năm 1965 - 1968 là
A Ném bom vào các mục tiêu quân sự.
B Ném bom vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, công trình thủy lợi.
C Ném bom vào các đầu mối giao thông.
D Ném bom vào khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện.
- Câu 10 : Trong những năm trước chiến tranh thế giới I (1914 – 1918) điểm giống nhau của phong trào cách mạng ở Việt Nam là
A Có tổ chức và đường lối lãnh đạo đúng đắn.
B Có hình thức đấu tranh phong phú.
C Thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh.
D Diễn ra chủ yếu ở địa bàn Bắc Kỳ.
- Câu 11 : Phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có điểm khác nhau về
A Động lực chủ yếu
B Nhiệm vụ chiến lược
C Giai cấp lãnh đạo
D Địa bàn hoạt động.
- Câu 12 : Nội dung nào không phải là nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam 1858 – 1884?
A Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.
B Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến chống Pháp.
C Triều đình chỉ chủ trương đàm phán thương lượng.
D Nhân dân ủng hộ Triều đình kháng chiến
- Câu 13 : Khó khăn nào lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2 - 9 - 1945 vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc?
A Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng đến cách mạng.
B Bọn phản cách mạng trong nước ngóc dậy chống phá cách mạng.
C Âm mưu của Trung Hoa Dân Quốc và âm mưu của Pháp.
D Ngân quỹ nhà nước trống rỗng nghiêm trọng.
- Câu 14 : Năm 1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ giành thắng lợi đã
A Tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân Pháp trên chiến trường.
B Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.
C Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava.
D Tạo thuận lợi cho đấu tranh quân sự giành thắng lợi.
- Câu 15 : Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 của quân đội Việt Nam là
A Đánh trực diện vào vị trí kiên cố.
B Đánh nhanh thắng nhanh.
C Đánh chắc tiến chắc.
D Đánh du kích tiêu hao sinh lực.
- Câu 16 : Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định, thực dân Pháp đã thay đổi kế hoạch xâm lược Việt Nam như thế nào?
A Chuyển từ kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.
B Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang “đánh lâu dài”.
C Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.
D Chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang “chinh phục từng gói nhỏ”.
- Câu 17 : Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939 – 1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đã có quyết định thể hiện sự nhạy bén trong lãnh đạo đó là
A Trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh Pháp và Nhật.
B Rút vào hoạt động bí mật, chuẩn bị cho phong trào giải phóng dân tộc.
C Liên minh chặt chẽ với phát xít Nhật để chống thực dân Pháp.
D Phát động quần chúng nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Câu 18 : Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ khác với “chiến tranh đặc biệt” ở chỗ
A Quân Mỹ và quân đồng minh Mỹ trực tiếp tham chiến.
B Mỹ giữ vai trò cố vấn suốt quá trình thực hiện.
C Sử dụng toàn bộ tiền của và vũ khí hiện đại của Mỹ
D Tổ chức nhiều cuộc tấn công vào quân giải phóng.
- Câu 19 : Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, biến động nào của tình hình thế giới tạo bất lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh?
A Liên Xô - Mỹ tuyên bố kết thúc chiến tranh lạnh.
B Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.
C Tự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu.
D Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
- Câu 20 : Bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX là
A Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
B Không ngừng củng cố khối liên minh công - nông.
C Giải quyết mối quan hệ giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp
D Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
- Câu 21 : Trong khoảng 3 thập kỷ đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực
A Nông nghiệp và công nghiệp nặng.
B Công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.
C Chế tạo vũ khí và chế biến than thép.
D Công nghiệp dầu mỏ và điện hạt nhân.
- Câu 22 : Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn biến của chiến tranh lạnh?
A Cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
B Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường Xô - Mỹ.
C Xung đột ở khu vực trung cận Đông.
D Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Dương.
- Câu 23 : Định hướng phát triển của Nhật Bản trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
A Tập trung vào phát triển công nghiệp quân sự.
B Tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chinh Phục vũ trụ.
C Tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
D Tập trung vào nghiên cứu khắc phục tình trạng khan hiếm tài nguyên.
- Câu 24 : Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN năm 1995 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nước trong khu vực vì
A Đã mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
B Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.
C Chứng tỏ sự đối đầu giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa giải.
D ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế chính trị hùng mạnh.
- Câu 25 : Phong trào cách mạng Việt Nam năm 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng tháng Tám năm 1945?
A Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
B Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng.
C Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật công khai và hợp pháp.
D Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Câu 26 : Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Đảng (tháng 2 - 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi
A Đảng Lao động Việt Nam
B Đảng Dân chủ Đông Dương.
C Đảng Dân chủ Việt Nam.
D Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 27 : Trước chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945, các nước Đông Nam Á trừ Thái Lan vốn là thuộc địa của
A Các đế quốc Âu - Mỹ
B Phát xít Nhật.
C Thực dân Pháp.
D Đế quốc Mỹ.
- Câu 28 : Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã
A Ban bố “quân lệnh số 1” chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa.
B Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.
C Ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
D Kêu gọi nhân dân sắm vũ khí đuổi thù chung.
- Câu 29 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là đúng đắn sáng tạo. Vì
A Cương lĩnh đã vạch ra vấn đề cơ bản về đường lối của cách mạng Việt Nam.
B Khẳng định cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
C Cương lĩnh kêu gọi các dân tộc trên thế giới đoàn kết chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
D Cương lĩnh thể hiện rõ tư tưởng cốt lõi của dân tộc Việt Nam độc lập và tự do.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12