Đề thi giữa HK1 môn Sinh học lớp 10 - THPT Phan Đă...
- Câu 1 : Cacbohidrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố là:
A. H, O, N
B. C, H, O
C. H, C, N
D. C, O, N
- Câu 2 : Khi phân giải 1 phân tử đường saccarozơ có thể thu được:
A. Glucozơ và galactozơ
B. Fructozơ và glucozơ
C. Mantozơ và glucozơ
D. Deoxiribozơ và galactozơ
- Câu 3 : Màng sinh chất ở tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ:
A. Photpholipit và protein
B. Axit phosphoric, protein
C. Axit ribonucleic, cacbohidrat
D. Axit deoxiribonucleic
- Câu 4 : Sinh vật nhân thực gồm những giới nào?
A. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật
B. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật và giới Động vật
C. Giới Nguyên sinh, giới Tảo, giới Thực vật và giới Động vật
D. Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật
- Câu 5 : Hình dạng của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây?
A. Tế bào chất
B. Vỏ nhầy
C. Màng sinh chất
D. Thành tế bào
- Câu 6 : Loại thực vật nào dưới đây có hàm lượng Protein cao?
A. Lạc
B. Đậu tương
C. Mía
D. Lúa
- Câu 7 : Cấu trúc của phân tử protein có thể bị biến tính bởi :
A. Liên kết phân cực của các phân tử nước
B. Sự có mặt của khí CO2
C. Nhiệt độ
D. Sự có mặt của khí O2
- Câu 8 : Vai trò của giới Động vật đối với tự nhiên là:
A. Động vật cung cấp nguồn thức ăn cho con người
B. Động vật cung cấp nguồn thức ăn, không có động vật thì không có sự sống trên Trái Đất
C. Động vật tham gia vào tất cả các khâu của lưới thức ăn, góp phần vào việc duy trì sự cân bằng sinh thái
D. Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người
- Câu 9 : Cụm từ "tế bào nhân sơ" dùng để chỉ:
A. Tế bào nhiều nhân
B. Tế bào có nhân phân hóa
C. Tế bào không có nhân
D. Tế bào chưa có màng ngăn cách giữa vùng nhân với tế bào chất
- Câu 10 : Cho một mạch của phân tử ADN có trình tự 3’ ATT GXX TAT GAT 5’ , trình tự các nucleotit trên mạch còn lại là:
A. 3’ TAA XGG ATA GTA 5’
B. 3’ TAA XGG ATA XTA 5’
C. 5’ TAA XGG ATA XTA 3’
D. 5’ TAA XGG TTA XTA 3’
- Câu 11 : Nhóm sinh vật có đặc điểm như: sinh vật nhân sơ, cơ thể đơn bào,...thuộc giới nào?
A. Giới Nguyên Sinh
B. Giới Thực Vật
C. Giới Khởi sinh
D. Giới Động Vật
- Câu 12 : Chức năng bảo vệ cơ thể là của protein nào ?
A. Hemoglobin
B. Cazein
C. Enzim
D. Kháng thể
- Câu 13 : Nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống do:
A. Cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
B. Chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống
C. Có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau
D. Chúng có tính phân cực
- Câu 14 : Những hợp chất hữu cơ chính cấu tạo nên tế bào là:
A. Cacbohidrat, lipit, protein và xenlulozơ
B. Cacbohidrat, lipit, protein và axit nucleic
C. Cacbohidrat, lipit, axit nucleic và glicogen
D. Cacbohidrat, lipit, protein và axit amin
- Câu 15 : Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống bao gồm:
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, hệ thống mở, tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa
B. Cấp tổ chức dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên, tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
C. Thế giới sống liên tục tiến hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
D. Thế giới sống liên tục tiến hóa, tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, cấp tổ chức dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên
- Câu 16 : Một phân tử ADN có 2700 liên kết hidro, số nucleotit loại Xitozin là 600 Nu, số nucleotit loại Adenin là:
A. 450Nu
B. 900Nu
C. 1800Nu
D. 600Nu
- Câu 17 : Thành tế bào nhân sơ được cấu tạo từ chất nào?
A. Xenlulozơ
B. Phospholipit
C. Kitin
D. Peptidoglican
- Câu 18 : Chức năng của riboxom là:
A. Nơi tổng hợp protein
B. Điều hòa hoạt động tế bào
C. Truyền đạt thông tin di truyền
D. Nơi chứa thông tin di truyền
- Câu 19 : Cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống là:
A. Tế bào
B. Hệ sinh thái
C. Quần thể
D. Cơ thể
- Câu 20 : Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:
A. Phát triển và tiến hóa không ngừng
B. Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống
C. Có khả năng thích nghi với môi trường
D. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường
- Câu 21 : Điểm giống nhau của protein bậc 1, protein bậc 2 và protein bậc 3 là:
A. Chuỗi polipeptit ở dạng mạch thẳng
B. Chuỗi polipeptit xoắn cuộn tạo dạng khối cầu
C. Chỉ có cấu trúc 1 chuỗi polipeptit
D. Chuỗi polipeptit xoắn lò xo hay gấp lại
- Câu 22 : Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước cơ thể nhỏ sẽ có ưu thế:
A. Hạn chế sự tấn công của bạch cầu
B. Thích hợp với đời sống kí sinh
C. Trao đổi chất mạnh, phân chia nhanh
D. Dễ phát tán và phân bố rộng
- Câu 23 : Động vật ngủ đông có lớp mỡ dày có tác dụng:
A. Dự trữ năng lượng
B. Chống thoát hơi nước
C. Cấu tạo nên các hoocmon
D. Thay thế thức ăn
- Câu 24 : Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là:
A. Hydro
B. Cacbon
C. Nito
D. Oxy
- Câu 25 : Một gen có chiều dài là 5100 A0, số nucleotit loại Adenin chiếm 20%. Vậy gen có số liên kết hidro là bao nhiêu?
A. 3900
B. 1200
C. 1500
D. 3000
- Câu 26 : Protein có mấy bậc cấu trúc?
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
- Câu 27 : Hợp chất nào sau đây không có đơn vị cấu trúc là glucozơ?
A. Saccarozơ
B. Glicogen
C. Phospholipit
D. Tinh bột
- Câu 28 : Lớp màng nhầy vi khuẩn có tác dụng chủ yếu:
A. Như những thụ thể tiếp nhận virus
B. Bảo vệ vi khuẩn
C. Giúp vi khuẩn di chuyển
D. Hấp thụ các chất dinh dưỡng
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin