30 câu trắc nghiệm Khúc xạ ánh sáng nâng cao !!
- Câu 1 : Chiếu ánh sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Nếu góc tới i là 600 thì góc khúc xạ r (lấy tròn) là
A. 300.
B. 350
C. 400.
D. 450.
- Câu 2 : Chiếu ánh sáng từ không khí vào nước có chiết suất n = .Nếu góc khúc xạ r là 300 thì góc tới i (lấy tròn) là
A. 200.
B. 360.
C. 420.
D. 450.
- Câu 3 : Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 90thì góc khúc xạ là 80. Khi góc tới là 600thì góc khúc xạ là?
A. 47,30.
B. 56,40.
C. 50,40.
D. 58,70
- Câu 4 : Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Kim cương có chiết suất 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương là
A. 242000km/s
B. 124000km/s
C. 72600km/s
D. 62700 km/s
- Câu 5 : Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 90thì góc khúc xạ là 80. Tốc độ ánh sáng trong môi trường B là 2.105 km/s. Tốc độ ánh sáng trong môi trường A là bao nhiêu?
A. 225000 km/s.
B. 230000 km/s.
C. 180000 km/s.
D. 250000 km/s.
- Câu 6 : Khi chiếu ánh sáng đơn sắc từ một không khí vào một khối chất trong suốt với góc tới 600 thì góc khúc xạ là 300. Khi chiếu cùng ánh sáng đơn sắc đó từ khối chất đã cho ra không khí với góc tới 300 thì góc khúc xạ
A. nhỏ hơn 300.
B. lớn hơn 600.
C. bằng 600.
D. không xác định được.
- Câu 7 : Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là
A.
B.
C. 2
D.
- Câu 8 : Chiếu một tia sáng từ không khí vào một khối chất trong suốt có chiết suất n với góc tới 400 thì góc khúc xạ trong khối chất này là 20055’. Giá trị n là
A. 1,3.
B. 1,7.
C. 1,5.
D. 1,8.
- Câu 9 : Chiếu một tia sáng từ không khí vào một khối chất trong suốt có chiết suất 1,5 với góc tới 600 thì tia khúc xạ trong khối chất bị lệch so với tia tới một góc là
A. 95,30.
B. 24,70.
C. 35,30.
D. 38,50.
- Câu 10 : Một tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất dưới góc tới i. Khi qua mặt phân cách tia sáng bị lệch so với phương ban đầu góc bằng i. Giá trị i là
A. 300.
B. 450.
C. 200.
D. 150.
- Câu 11 : Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới 600; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 450; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 300. Nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới 600thì góc khúc xạ là?
A. 38o.
B. 34o.
C. 43o .
D. 28o
- Câu 12 : Khi chiếu một tia sáng từ chân không vào một môi trường trong suốt thì thấy tia phản xạ vuông góc với tia tới, góc khúc xạ chỉ có thể nhận giá trị
A. 400.
B. 500.
C. 600.
D. 700.
- Câu 13 : Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng có chiết suất là Hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Góc tới có giá trị là?
A. 600.
B. 300.
C. 450
D. 500
- Câu 14 : Một quả cầu trong suốt có bán kính 14 cm, chiết suất n. Tia tới SA song song song và cách đường kính MN của quả cầu đoạn 7 cm cho tia khúc xạ AN như hình. Chiết suất của quả cầu là?
A. 1,3.
B. 1,93
C. 1,54.
D. 1,43
- Câu 15 : Đặt một thước dài 70 cm theo phương thẳng đứng vuông góc với đáy bể nước nằm ngang rộng (một đầu của thước chạm đáy bể). Chiều cao của nước trong bể là 40cm và chiết suất là 4/3. Nếu các tia sáng mặt trời tới nước dưới góc tới i (sini=0,8) thì bóng của thước dưới đáy bể là
A. 50 cm.
B. 60 cm.
C. 70 cm.
D. 80 cm.
- Câu 16 : Một cái cột cắm thẳng đứng chạm đáy một bể rộng đựng nước. Phần cột nhô lên mặt nước là 0,6 m, bóng phần cột nhô lên này hiện lên trên mặt nước là 0,8 m. Bóng của cột hiên ở lên đáy bể là 1,7 m. Chiết suất của nước là 4/3. Chiều sâu của bể nước là
A. 1,2 m.
B. 1,5 m.
C. 2,5 m.
D. 1,4 m.
- Câu 17 : Một cái máng sâu 30 cm, rộng 40 cm có hai thành bên thẳng đứng. Lúc máng cạn nước thì bóng râm của thành A kéo đến thành đáy thành B đối diện. Người ta đổ nước vào máng lên đến độ cao h thì bóng của thành A giảm 7 cm so với trước. Chiết suất của nước là 4/3. Tính h
A. 20 cm.
B. 12 cm
C. 24 cm.
D. 26 cm
- Câu 18 : Một thợ lặn ở dưới nước nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao 600 so với đường chân trời. Tính độ cao thực của Mặt Trời so với đường chân trời. Biết chiết suất của nước là 4/3.
A. 420
B. 480
C. 240
D. 840
- Câu 19 : Cho tia sáng đi từ nước (có chiết suất n = 4/3) tới không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là
A. igh = 41048’.
B. igh = 48035’.
C. igh = 62044’.
D. igh = 38026’.
- Câu 20 : Một bể chứa nước rất rộng có thành cao 80 cm và đáy phẳng rất rộng và độ cao mực nước trong bể là 60 cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phươn nghiêng góc 300 so với mặt nước. Độ dài bóng thành bể tạo thành trên đáy bể là?
A. 11,5 cm.
B. 34,6 cm.
C. 51,6 cm.
D. 85,9 cm.
- Câu 21 : Tia sáng đi từ thủy tinh (chiết suất n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (chiết suất n2 = 4/3). Điều kiện của góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là?
A.
B.
C.
D.
- Câu 22 : Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là
A. 200.
B. 300.
C. 400
D. 500.
- Câu 23 : Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường chiết suất n1 = tới môi trường có chiết suất n2. Tăng dần góc tới i khi i = 600 thì tia khúc xạ “là là” trên mặt phân cách giữa hai môi trường. Giá trị n2là
A. 1,5
B. 1,33.
C. 0,75.
D. 0,67.
- Câu 24 : Cho ba tia sáng truyền từ không khí đến ba môi trường trong suốt 1, 2, 3 dưới cùng một góc tới i. Biết góc khúc xạ lần lượt là r1, r2, r3với r1> r2> r3. Hiện tượng phản xạ toàn phần không xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường
A. 2 vào 1.
B. 1 vào 3.
C. 3 vào 2.
D. 3 vào 1.
- Câu 25 : Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt dưới góc tới 450thì góc khúc xạ là 300. Bây giờ, chiếu tia sáng đó từ chất lỏng ra không khí dưới góc tới i. Với giá trị nào của i để có tia khúc xạ ra ngoài không khí?
A. i > 450.
B. i < 450.
C. 300 < i < 900.
D. i < 600.
- Câu 26 : Một chậu miệng rộng có đáy nằm ngang chứa chất lỏng trong suốt đến độ cao h = 5,2 cm. Ở đáy chậu có một nguồn sáng nhỏ S. Một tấm nhựa mỏng hình tròn tâm O bán kính R = 4cm ở trên mặt chất lỏng mà tâm O ở trên đường thẳng qua S. Thấy rằng không có tia sáng nào của ngọn đèn ra ngoài không khí. Chiết suất n của chất lỏng là
A. 1,15.
B. 1,30.
C. 1,64.
D. 1,80
- Câu 27 : Một đèn sáng nhỏ S nằm dưới đáy của một bể nước sâu 20 cm. Thả nổi trên mặt nước một tấm gỗ mỏng tròn tâm O bán kính R ở trên mặt chất lỏng mà tâm O ở trên đường thẳng qua S. Thấy rằng không có tia sáng nào của ngọn đèn ra ngoài không khí. Chiết suất của nước là 4/3. Giá trị nhỏ nhất của R là
A. 19,32 cm
B. 25,34 cm
C. 17,21 cm.
D. 22,68 cm.
- Câu 28 : Một khối thủy tinh có chiết suất n đặt trong không khí. Tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân tại B. Chiếu vuông góc tới mặt AB một chùm tia sáng song song SI thì chùm tia sáng sau đó đi là là mặt AC. Giá trị n là?
A.
B.
C.
D.
- Câu 29 : Một tia sáng đi từ chất lỏng trong suốt có chiết suất n sang không khí , nếu α = 60o thì β = 30o như hình . Góc α lớn nhất mà tia sáng không thể ló sang môi trường không khí phía trên là ?
A. 45044’
B. 54044’.
C. 44054’.
D. 44045’
- Câu 30 : Một sợi quang hình trụ, lõi có chiết suất nl = 1,5, phần võ bọc có chiết suất nv =1,41.Chùm tia tới hội tụ ở mặt trước của sợi với góc 2α như hình. Tìm điều kiện α để các tia sáng của chùm sáng truyền được trong ống.
A.
B.
C.
D.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp