Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh 6 năm học 2019 - 2...
- Câu 1 : Miền hút là miền quan trọng của rễ?
A. Có đủ các bộ phận: biểu bì, thịt vỏ, bó mạch và ruột
B. Có rất nhiều lông hút có khả năng hút nước và muối khoáng
C. Có cả 2 loại mạch là mạch rây và mạch gỗ
D. Có ruột chứa chất dự trữ
- Câu 2 : Tại sao phải thu hoạch rễ củ trước khi chúng ra hoa?
A. Để thu được củ có nhiều chất dự trữ nhất
B. Để giải phóng đất chuẩn bị cho vụ sau
C. Để hạn chế sâu bọ xâm nhập vào cây gây hại củ.
D. Cả b và c
- Câu 3 : Làm thế nào để tính được tuổi của cây?
A. Dựa vào chiều cao của cây
B. Dựa vào đường kính của cây
C. Dựa vào số vòng gỗ hàng năm
D. Dựa vào dác và ròng.
- Câu 4 : Các lại thân biến dạng?
A. Thân đứng, thân bò, thân rễ
B. Thân leo, thân bò, thân củ
C. Thân rễ, thân củ, thân mọng nước
D. Thân mọng nước, thân bò, thân leo
- Câu 5 : Miền nào làm rễ cây dài ra?
A. Miền sinh trưởng
B. Miền trưởng thành
C. Miền hút
D. Miền chóp rễ
- Câu 6 : Trong những nhóm cây sau, nhóm cây nào gồm toàn cây có thân rễ?
A. Cây xu hào, cây tỏi, cây cà rốt
B. Cây dong, cây cải, cây gừng
C. Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ
D. Cây gừng, cây nghệ, cây dong ta.
- Câu 7 : Trong những nhóm cây sau đây nhóm cây nào toàn những cây thân mọng nước?
A. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng
B. Cây mít, cây táo, cây xương rồng
C. Cây nhãn, cây cải, cây su hào
D. Cây mít, cây nhãn, cây sống đời
- Câu 8 : Trong các tế bào sau, tế bào nào có khả năng phân chia?
A. Tế bào non
B. Tế bào già
C. Tế bào trưởng thành
D. Tế bào đang lớn
- Câu 9 : Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc:
A. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng
B. Cây bưởi, cây cà chua, cây hành
C. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây ổi
D. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây ngô
- Câu 10 : Những cây nào được sử dụng biện pháp bấm ngọn?
A. Mồng tơi, mướp ,hoa hồng
B. Rau cải, bằng lăng, mướp
C. Mía, mồng tơi, bạch đàn
D. Hoa hồng, mía, bằng lăng
- Câu 11 : Các loại rễ biến dạng là:
A. Rễ non, rễ già.
B. Rễ cái, rễ phụ
C. Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút
D. Rễ cọc, rễ chùm
- Câu 12 : Vì sao khi trồng cây lấy gỗ hoặc lấy sợi người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu?
A. Để rút ngắn thời gian ra hoa, kết quả của cây
B. Để tăng khả năng chống sâu bệnh của cây
C. Để tập trung chất dinh dưỡng vào thân chính, tăng chiều dài của thân cây
D. Để tập trung chất dinh dưỡng cho chồi hoa, chồi lá phát triển
- Câu 13 : Khi nói về cách sắp xếp của mạch rây và mạch gỗ trong thân non của cây Hai lá mầm, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Mạch rây nằm ở phía ngoài, mạch gỗ nằm ở phía trong
B. Mạch rây nằm ở phía trong, mạch gỗ nằm ở phía ngoài
C. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau
D. Mạch rây và mạch gỗ xếp lộn xộn
- Câu 14 : Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở
A. mạch gỗ và mạch rây
B. mạch rây và ruột
C. thịt vỏ và ruột
D. tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Câu 15 : Để bảo vệ cây xanh, chúng ta nên làm điều nào sau đây?
A. Bẻ cành, ngắt ngọn, bóc vỏ cây
B. Dùng vật nhọn rạch vào vỏ cây, dây thép buộc ngang thân cây
C. Giáo dục, tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ cây xanh
D. Chặt cây làm nhà, đóng bàn ghế, phá rừng làm nương rẫy
- Câu 16 : Ở thực vật, nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân chủ yếu là nhờ
A. ruột
B. mạch rây
C. mạch gỗ
D. biểu bì
- Câu 17 : Các chất hữu cơ được vận chuyển trong cây chủ yếu là nhờ?
A. mạch gỗ
B. mạch rây
C. biểu bì
D. thịt vỏ
- Câu 18 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có thân rễ?
A. cỏ tranh, gừng, dong ta
B. chuối, củ nghệ, dong ta
C. nghệ, gừng, khoai lang
D. khoai lang , gừng, riềng
- Câu 19 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có thân củ?
A. khoai lang, su hào, sắn
B. cỏ tranh, cà rốt, gừng
C. khoai tây, su hào, chuối
D. khoai lang, su hào, cà rốt
- Câu 20 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có thân mọng nước?
A. Xương rồng, cành giao, thường xuân, vạn niên thanh
B. Đinh lăng, sừng hươu, trường sinh lá tròn, su hào
C. Hoa đá, vạn niên thanh, hoa mười giờ, nhãn
D. Hoa đá, nha đam, trường sinh lá tròn, thuốc bỏng
- Câu 21 : Nhóm nào dưới đây gồm những cây có dạng thân hành?
A. Húng chanh, hành, nhãn, đinh lăng, huệ tây
B. Kiệu, tỏi, mít, tỏi tây, cây hẹ
C. Hoa loa kèn, kiệu, tulip, trinh nữ hoàng cung, tỏi
D. Kiệu, thuốc bỏng, ổi, tulip, hoa giun
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 2 Nhiệm vụ của Sinh học
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 1 Đặc điểm của cơ thể sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 3 Đặc điểm chung của thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 7 Cấu tạo tế bào thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 8 Sự lớn lên và phân chia của tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 9 Các loại rễ, các miền của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 10 Cấu tạo miền hút của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ