30 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Vai trò của t...
- Câu 1 : Thực vật giúp điều hòa khí hậu nhờ điều nào dưới đây?
A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy
B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước
C. Cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp
D. Tất cả các phương án đưa ra
- Câu 2 : Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn?
A. Tràm
B. Mồng tơi
C. Lá ngón
D. Chuối
- Câu 3 : Trong cùng một khu vực, so với rừng thì nơi trống trải có gì khác biệt về mặt khí hậu?
A. Tốc độ gió mạnh hơn
B. Độ ẩm thấp hơn
C. Nắng nhiều và gay gắt hơn, do đó nhiệt độ cũng cao hơn
D. Tất cả các phương án đưa ra
- Câu 4 : Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí ôxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?
A. Trao đổi khoáng
B. Hô hấp
C. Quang hợp
D. Thoát hơi nước
- Câu 5 : Mỗi năm, 1 ha rừng đã nhả vào không khí khoảng
A. 110 – 130 tấn ôxi
B. 16 – 30 tấn ôxi
C. 46 – 60 tấn ôxi
D. 1 – 5 tấn ôxi
- Câu 6 : Thực vật góp phần làm giảm thiểu môi trường nhờ khả năng nào dưới đây?
A. Hấp thụ khí cacbônic và các khí thải độc hại khác, đồng thời thải khí ôxi
B. Tiêu diệt vi khuẩn có hại nhờ việc tiết ra một số chất đặc hiệu (bạch đàn, thông,…)
C. Giữ lại bụi bẩn trong tán lá, hạn chế hàm lượng bụi trong không khí
D. Tất cả các phương án đưa ra
- Câu 7 : Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là:
A. ngừng sản xuất công nghiệp
B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải
C. trồng cây gây rừng
D. di dời các khu chế xuất lên vùng núi
- Câu 8 : Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước?
A. Rễ
B. Hoa
C. Lá
D. Thân
- Câu 9 : Loại cây nào dưới đây thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát?
A. Xà cừ
B. Xương rồng
C. Phi lao
D. Lim
- Câu 10 : Thực vật giúp hạn chế xói mòn thông qua cơ chế nào?
A. Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất
B. Cành và thân cây giúp nước mưa nương theo để chảy xuống lớp thảm mục, ngấm từ từ vào lòng đất và hoà cùng mạch nước ngầm
C. Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước
D. Tất cả các phương án đưa ra
- Câu 11 : Thực vật có vai trò nào dưới đây?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Điều hoà khí hậu
C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán
D. Giữ đất, chống xói mòn
- Câu 12 : Ở vùng núi, hiện tượng ngập lụt xảy ra sau mưa là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Mặt đất bị bê tông hoá đã làm cản trở quá trình ngấm nước từ bề mặt xuống mạch nước ngầm và làm xuất hiện hiện tượng ngập lụt
C. Mưa quá to khiến cho nước không thể rút kịp ở mọi nơi và gây nên hiện tượng ngập lụt
D. Mưa làm đất đá bị xói mòn và trôi xuống, lấp lòng sông, suối khiến nước dâng cao và không thoát kịp nên tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt
- Câu 13 : Vì sao những nơi trống trải, không có thực vật sinh sống lại hay xảy ra hạn hán?
A. Vì không được bổ sung nước nhờ quá trình quang hợp của thực vật
B. Cả C và D
C. Vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống bề mặt làm cho đất bị khô cằn do bốc hơi nước
D. Vì nước rơi xuống bề mặt không được giữ lại bởi lớp thảm mục và hệ rễ thực vật
- Câu 14 : Nguồn nước nào dưới đây đóng vai trò chủ chốt trong đời sống sinh hoạt của con người?
A. Nước ngầm
B. Nước biển
C. Nước bề mặt
D. Nước bốc hơi
- Câu 15 : Cây nào dưới đây là cây công nghiệp?
A. Mướp đắng
B. Thuốc lá
C. Rau ngót
D. Lúa nước
- Câu 16 : Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc?
A. Sen
B. Cần sa
C. Mít
D. Dừa
- Câu 17 : Chất độc được biết đến nhiều nhất trong khói thuốc lá là gì?
A. Hêrôin
B. Nicôtin
C. Côcain
D. Solanin
- Câu 18 : Họ thực vật nào dưới đây có nhiều cây được dùng để làm cảnh vì hoa của chúng thường rất đẹp?
A. Họ Cúc
B. Họ Lúa
C. Họ Dừa
D. Họ Bầu bí
- Câu 19 : Loại thực vật nào dưới đây là tác nhân gây nên hiện tượng nước “nở hoa”?
A. Tảo
B. Rêu
C. Dương xỉ
D. Thông
- Câu 20 : Thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật?
A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp
C. Tất cả các phương án đưa ra
D. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và ôxi cho quá trình hô hấp của con người và động vật
- Câu 21 : Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở điều nào sau đây?
A. Số lượng các loài
B. Số lượng các cá thể trong mỗi loài
C. Môi trường sống của mỗi loài
D. Tất cả các phương án đưa ra
- Câu 22 : Ở nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật có mạch?
A. Khoảng trên 12 000 loài
B. Khoảng gần 10 000 loài
C. Khoảng gần 15 000 loài
D. Khoảng trên 20 000 loài
- Câu 23 : Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì?
A. Do tác động của bão từ
B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt
C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người
D. Tất cả các phương án đưa ra
- Câu 24 : Cây nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật quý hiếm ở nước ta?
A. Xà cừ
B. Bạch đàn
C. Tam thất
D. Trầu không
- Câu 25 : Loại cây nào dưới đây được dùng để làm thuốc?
A. Hoa sữa
B. Sâm Ngọc Linh
C. Thông thiên
D. Ngô đồng
- Câu 26 : Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật?1. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3, 4
- Câu 27 : Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật quý hiếm?
A. Sưa, xoan, bằng lăng, phi lao
B. Lim, sến, táu, bạch đàn
C. Trắc, gụ, giáng hương, cẩm lai
D. Đa, bồ đề, chò, điền thanh
- Câu 28 : Vườn Quốc gia nào dưới đây nằm ở miền Nam của nước ta?
A. Tam Đảo
B. Cát Tiên
C. Ba Vì
D. Cúc Phương
- Câu 29 : Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Các nhà thực vật học nước ta đã thống kê được trên … loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam.
A. 500
B. 200
C. 300
D. 100
- Câu 30 : Củ tam thất có tác dụng nào dưới đây?
A. Cầm máu, trị thổ huyết
B. Tăng cường sinh lực
C. Bổ máu, tăng hồng cầu
D. Tất cả các phương án đưa ra
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 2 Nhiệm vụ của Sinh học
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 1 Đặc điểm của cơ thể sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 3 Đặc điểm chung của thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 7 Cấu tạo tế bào thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 8 Sự lớn lên và phân chia của tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 9 Các loại rễ, các miền của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 10 Cấu tạo miền hút của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ