Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT...
- Câu 1 : Con lắc đơn có khối lượng m = 200 (g), khi thực hiện dao động nhỏ với biên độ A = 4 cm thì có chu kỳ là T = π (s). Cơ năng của con lắc là
A. E = 64.10–5 J
B. E = 10–3 J
C. E = 35.10–5 J
D. E = 26.10–5 J
- Câu 2 : Ba tụ điện giống nhau cùng điện dung C ghép song song với nhau thì điện dung của bộ tụ là:
A. C
B. C/3
C. 3C
D. 2C
- Câu 3 : Một lăng kính có có chiết quang A = 60o. Khi ở trong không khí thì góc lệch cực tiểu là 30o. Khi ở một chất lỏng trong suốt có chiết suất x thì góc lệch cực tiểu là 4o. Giá trị của x là:
A. 2
B. 1,5
C. 1,33
D. 1,8
- Câu 4 : Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động điều hòa cùng pha, cùng tần số f = 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,2 m/s. Xét trên đường tròn tâm A, bán kính AB, điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách xa đường trung trực của AB nhất một khoảng bằng bao nhiêu ?
A. 26,1 cm
B. 9,1 cm
C. 9,9 cm
D. 19,4 cm
- Câu 5 : Cho chất quang dẫn là Si có giới hạn quang dẫn là 1,11 µm. Tính công thoát electron của hiện tượng quang dẫn theo đơn vị eV ?
A. 1,11 eV.
B. 1,02 eV.
C. 1,12 eV.
D. 1,21 eV.
- Câu 6 : Hạt nhân \({}_{83}^{210}Bi\) phóng xạ tia β– biến thành một hạt nhân X, dùng một mẫu X nói trên và quan sát trong 30 ngày, thấy nó phóng xạ α và biến đổi thành đồng vị bền Y, tỉ số \(\frac{{{m_Y}}}{{{m_X}}} = 0,1595\). Xác định chu kỳ bán rã của X?
A. 138 ngày.
B. 238 ngày.
C. 127 ngày.
D. 142 ngày.
- Câu 7 : Một dung dịch hấp thụ bức xạ có bước sóng 0,3 μm và phát ra bức xạ có bước sóng 0,52μm. Người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ. Số photon bị hấp thụ dẫn đến sự phát quang chiếm tỉ lệ là 1/5 của tổng số photon chiếu tới dung dịch. Hiệu suất của sự phát quang của dung dịch là :
A. 15,70 %
B. 7,50 %
C. 26,82 %
D. 11,54 %
- Câu 8 : Công thoát êlectron của một kim loại là A = 1,76 eV. Cho h = 6,625.10–34 Js; c = 3.108 m/s; và e = 1,6.10–19 C . Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là
A. 706 nm.
B. 547 nm.
C. 559 nm.
D. 736 nm.
- Câu 9 : Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm một cuộn cảm có độ tự cảm có thể biến thiên và một tụ điện có điện dung 20 nF. Lấy c = 3.108 m/s. Để thu sóng có bước sóng từ 25 m đến 50 m thì độ tự cảm của cuộn dây phải được điều chỉnh trong khoảng giá trị
A. từ 8,8 nH đến 35,2 nH.
B. từ 8,8 nH đến 17,6 nH.
C. từ 8,8 pH đến 17,6 pH.
D. từ 8,8 pH đến 35,2 pH.
- Câu 10 : Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 2%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là:
A. 6,36%
B. 4,5%.
C. 3,96%
D. 9,81%
- Câu 11 : Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là x1 = 4cos(πt – π/6) cm và x2 = 4cos(πt – π/2) cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là
A. 4√3 cm
B. 2√2 cm
C. 2√3 cm
D. 2√7 cm
- Câu 12 : Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; \({}_{18}^{40}Ar\) ; \({}_3^6Li\) lần lượt là: 1,0073u; 1,0087u; 39,9525u; 6,0145 u và 1u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_3^6Li\) thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_{18}^{40}Ar\)
A. lớn hơn một lượng là 5,20 MeV.
B. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV.
C. lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.
D. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV.
- Câu 13 : Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ, khung có thể quay xung quanh một trục 00' thẳng đứng nằm trong mặt phẳng khung (Hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng?
A. lực từ tác dụng lên các cạnh triệt tiêu nhau làm cho khung dây đứng cân bằng
B. lực từ tác dụng lên các cạnh đều bằng không
C. lực từ gây ra mômen có tác dụng làm cho khung dây quay quanh trục 00'
D. lực từ tác dụng lên cạnh NP và QM bằng không
- Câu 14 : Đặt một hiệu điện thế không đổi Uo = 6 V lên tụ điện có điện dung C = 50 μF. Điện tích trên bản dương của tụ và năng lượng điện trường tích lũy trong vùng không gian giữa hai bản tụ có giá trị lần lượt là
A. q = 1,2 mC; Eđ = 7,2 mJ.
B. q = 1,2 mC; Eđ = 3,8 mJ.
C. q = 0,6 mC; Eđ = 7,2 mJ.
D. q = 0,3 mC; Eđ = 0,9 mJ.
- Câu 15 : Một chiếc đèn nêôn đặt dưới một điện áp xoay chiều 119 V – 50 Hz. Nó chỉ sáng lên khi điện áp tức thời giữa hai đầu bóng đèn lớn hơn 84 V. Thời gian bóng đèn sáng trong một chu kỳ là
A. t = 0,0100 (s).
B. t = 0,0133 (s).
C. t = 0,0200 (s).
D. t = 0,0233(s).
- Câu 16 : Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, R, ω không đổi. Thay đổi C đến khi C = C0 thì công suất Pmax. Khi đó Pmax được xác định bởi biểu thức
A. \({P_{\max }} = \frac{{{U^2}}}{{2R}}\)
B. \({P_{\max }} = \frac{{{U^2}}}{{{R^2}}}\)
C. \({P_{\max }} = I_0^2R\)
D. \({P_{\max }} = \frac{{{U^2}}}{R}\)
- Câu 17 : Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện cách nhau 40cm. Giả sử bằng cách nào đó có 4. 1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia . Khi đó chúng hút hay đẩy nhau? Tính độ lớn lực tương tác đó
A. Hút nhau F = 13mN
B. Hút nhau F = 23mN
C. Đẩy nhau F = 23mN
D. Đẩy nhau F = 13mN
- Câu 18 : Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho C, R, ω không đổi. Thay đổi L đến khi L = L0 thì điện áp URmax. Khi đó URmax đó được xác định bởi biểu thức
A. \({U_{R\max }} = U\)
B. \({U_{R\max }} = \frac{{U.R}}{{\left| {{Z_L} - {Z_C}} \right|}}\)
C. \({U_{R\max }} = \frac{{U.R}}{{{Z_L}}}\)
D. \({U_{R\max }} = {I_0}R\)
- Câu 19 : Cho đoạn mạch không phân nhánh RLC, R = 80 Ω cuộn dây có điện trở r = 20 Ω, độ tự cảm L = 0,318 (H), tụ điện có điện dung C = 15,9 (µF). Đặt vào hai đầu mạch điện một dòng điện xoay chiều có tần số f thay đổi được có điện áp hiệu dụng là 200 V. Khi điện áp hiệu dụng hai đầu tụ C đạt giá trị cực đại thì tần số f có giá trị là
A. f = 385,1Hz.
B. f = 70,45 Hz.
C. f = 192,6 Hz.
D. f = 61,3 Hz.
- Câu 20 : Một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, gồm: R = 100√3 W , tụ điện có điện dung C = 31,8 (µF), mắc vào điện áp xoay chiều u = 100√2cos100πt V. Công suất tiêu thụ năng lượng điện của đoạn mạch là
A. P = 12,357 W.
B. P = 100 W.
C. P = 57,67 W.
D. P = 43,0 W.
- Câu 21 : Cường độ dòng điện qua tụ điện i = 4cos(100πt) A . Điện dung của tụ có giá trị 31,8 (µF). Biểu thức của điện áp đặt vào hai đầu tụ điện là
A. uC = 400cos(100πt) V.
B. uC = 400cos(100πt + π/2) V.
C. uC = 400cos(100πt – π/2) V.
D. uC = 400cos(100πt – π) V.
- Câu 22 : Một con lắc đơn chiều dài 20 cm dao động với biên độ góc 60 tại nơi có g = 9,8 m/s2. Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí có li độ góc 30 theo chiều dương thì phương trình li độ góc của vật là
A. α = π/30.sin(7t + 5π/6) rad .
B. α = π/30.sin(7t + π/6) rad .
C. α = π/30.sin(7t – 5π/6) rad .
D. α = π/30.sin(7t – π/6) rad .
- Câu 23 : Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 420. Góc tới có giá trị bằng
A. i = 300.
B. i = 180.
C. i = 210.
D. i = 510.
- Câu 24 : Một sợi dây dài l = 1,2 m có sóng dừng với 2 tần số liên tiếp là 40 Hz và 60 Hz. Xác định tốc độ truyền sóng trên dây?
A. 24 m/s
B. 48 m/s
C. 32 m/s
D. 60 m/s
- Câu 25 : Nhiệt lượng Q do dòng điện có biểu thức i = 2cos(120πt) A toả ra khi đi qua điện trở R = 10 Ω trong thời gian t = 0,5 phút là
A. 400 J.
B. 200 J.
C. 600 J.
D. 1000 J.
- Câu 26 : Hạt α có động năng 5,30 MeV bắn phá hạt nhân \({}_4^9Be\) đang đứng yên sinh ra hạt nhân Cacbon \({}_6^{12}C\) và hạt nhân X. biết hạt nhân Cacbon có động năng 0,929 MeV và phương vận tốc của hạt nhân Cacbon và hạt nhân X vuông góc nhau. Lấy khối lượn hạt nhân bằng số khối. Động năng của hạt nhân X bằng:
A. 22,129 MeV
B. 9,852 MeV
C. 5,026 MeV
D. 10,052 MeV
- Câu 27 : Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{\sqrt 3 \pi }}\) (H). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0cos(100πt) V. Tìm giá trị của R để dòng điện chậm pha so với điện áp góc π/6 ?
A. R = 50 Ω.
B. R = 150 Ω
C. R = 100 Ω.
D. R = 100 √3 Ω.
- Câu 28 : Khi nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản hấp thụ phôtôn của bức xạ có bước sóng 0,1220 μm thì nó chuyển lên quỹ đạo L. Một electron có động năng 12,40 eV đến va chạm với nguyên tử hyđrô đang đứng yên, ở trạng thái cơ bản. Sau va chạm nguyên tử hyđro vẫn đứng yên nhưng chuyển lên mức L. Động năng của electron sau va chạm là:
A. 10,20 eV
B. 1,20 eV
C. 8,80 eV
D. 2,22 eV
- Câu 29 : Cho các kết luận sau về sóng âm:
1. sóng âm có tần số từ 16Hz đến 20000Hz gọi là âm nghe được (âm thanh).
2. sóng âm có thể là sóng dọc hoặc là sóng ngang. Trong không khí, sóng âm là sóng dọc .
3. Trong mỗi môi trường đồng tính, âm truyền với tốc độ xác định. sóng âm truyền lần lượt trong các môi trường rắn, lỏng, khí với tốc độ tăng dần. sóng âm không truyền được trong chân không.
4. Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động là các đặc trưng vật lý của âm; Độ cao, độ to, âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm.
5. Độ cao của âm gắn liền với tần số của âm; độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm; âm sắc gắn liền với đồ thị dao động âm.
6. Tần số dao động của nguồn âm cũng là tần số của sóng âm. sóng âm không mang theo năng lượng.
Số kết luận đúng làA. 1
B. 3
C. 2
D. 4
- Câu 30 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL=50W . Cường độ dòng điện qua cuộn cảm được mô tả như hình bên. Biểu thức điện áp hai đầu cuộn cảm là
A. \(u = 60\sqrt 2 \cos \left( {\frac{{100\pi t}}{3} - \frac{\pi }{6}} \right)\left( V \right)\)
B. \(u = 60\sqrt 2 \cos \left( {\frac{{50\pi t}}{3} + \frac{{5\pi }}{6}} \right)\left( V \right)\)
C. \(u = 60\sqrt 2 \cos \left( {\frac{{50\pi t}}{3} - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\left( V \right)\)
D. \(u = 60\cos \left( {\frac{{100\pi t}}{3} + \frac{\pi }{6}} \right)\left( V \right)\)
- Câu 31 : Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng m=250g và lò xo có độ cứng k=100N/m. Bỏ qua ma sát. Ban đầu, giữ vật ở vị trí lò xo nén 1 cm. Buông nhẹ vật, đồng thời tác dụng vào vật một lực F = 3 N không đổi có hướng dọc theo trục lò xo và làm lò xo giãn. Sau khoảng thời gian Δt =π/40 (s) thì ngừng tác dụng F. Vận tốc cực đại của vật sau đó bằng
A. 0,8 m/s.
B. 1,4 m/s.
C. 2 m/s
D. 1m/s.
- Câu 32 : Cho hạt prôtôn có động năng KP = 1,8MeV bắn vào hạt nhân 73Li đứng yên, sinh ra hai hạt α có cùng độ lớn vận tốc và không sinh ra tia γ và nhiệt năng. Cho biết: mP = 1,0073u; mα = 4,0015u; mLi = 7,0144u; 1u = 931MeV/c2 = 1,66.10-27kg. Động năng của mỗi hạt mới sinh ra bằng bao nhiêu?
A. Wα = 0,90000MeV.
B. Wα = 8,70485MeV.
C. Wα = 7,80485MeV.
D. Wα = 9,60485MeV
- Câu 33 : Cho một sóng dọc với biên độ 2Ö2 cm truyền qua một lò xo thì thấy khoảng cách gần nhau nhất giữa hai điểm B và C trên lò xo là 16 cm. Vị trí cân bằng của B và C cách nhau 20 cm và nhỏ hơn nửa bước sóng. Cho tần số sóng là 15 Hz. Tính tốc độ truyền sóng.
A. 12 m/s.
B. 10 m/s.
C. 24 m/s.
D. 20 m/s.
- Câu 34 : Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với một tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây, giữa hai bản tụ, giữa hai đầu đoạn mạch lần lượt là: Ud, UC, U. Biết Ud = √2UC; U = UC
A. Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể, trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
B. Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể.
C. Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể,trong mạch không xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
D. Vì UL ≠ UC nên ZL ≠ ZC, vậy trong mạch không xảy ra cộng hưởng.
- Câu 35 : Quang phổ liên tục của một vật
A. phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
B. phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.
C. phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
- Câu 36 : Bắn 1 hạt proton có khối lượng mp vào hạt nhân 73Li đứng yên. Phản ứng tạo ra 2 hạt nhân X giống hệt nhau và có khối lượng mx bay ra có cùng độ lớn vận tốc và cùng hợp với phương ban đầu của proton 1 góc 450. Tỉ số độ lớn vận tốc của hạt X và hạt proton là:
A. √2mp/mX
B. mp/mX
C. 2mp/mX
D. mp/(√2mX)
- Câu 37 : Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng
A. không có tính chất sóng lẫn tính chất hạt.
B. có tính chất hạt
C. có cả tính chất sóng và tính chất hạt
D. có tính chất sóng
- Câu 38 : Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, trong đó cuộn dây có thêm điện trở trong r. Biết rằng R của mạch thay đổi được . Thay đổi R cho đến khi R = R0 thì Pmax . Khi đó, cường độ dòng điện trong mạch được cho bởi
A. I = \(\frac{U}{{\sqrt 2 {R_0}}}\)
B. I = \(\frac{{{U^2}}}{{{R_0} + r}}\)
C. I = \(\frac{U}{{{R_0} + r}}\)
D. I = \(\frac{{{U^2}}}{{\sqrt 2 ({R_0} + r)}}\)
- Câu 39 : Một chất điểm có khối lượng 500 g đang dao động điều hòa trên trục Ox. Phương trình vận tốc của chất điểm là v = 8πcos(2πt + π/6) cm/s. Lấy gần đúng π2 = 10. Biểu thức lực kéo về của dao động là
A. F = 0,32cos(2πt + π/6) N.
B. F = 0,8cos(2πt – π/6) N.
C. F = 0,8sin(2πt – π/6) N.
D. F = 0,8sin(2πt – 5π/6) N.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất