Trắc nghiệm Lịch sử 12 Phong trào giải phóng dân t...
- Câu 1 : Nhà thơ Tố Hữu viết:
A. Ngày 25 - 1 - 1941, tại Pắc Bó - Cao Bằng.
B. Ngày 28 - 1 - 1941, tại Tân Trào - Tuyên Quang.
C. Ngày 28 - 1 - 1941, tại Pắc Bó - Cao Bằng.
D. Ngày 28 - 2 - 1941, tại Hà Nội.
- Câu 2 : Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào: “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được?”
A. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (tháng 11 - 1939).
B. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (tháng 5-1941).
C. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị Trung ương lần 8.
D. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Câu 3 : Ngay trong đêm 9 - 3 - 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp và nhận định tình hình như thể nào?
A. Cuộc đảo chính Nhật - Pháp gây ra một cưộc khủng hoảng chính trị đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện.
B. “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
C. Pháp sẽ ra sức chống lại Nhật.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 4 : Hiệp ước Phòng thủ chung Đông Dương (23 - 7 - 1941) được kí giữa Pháp và Nhật thừa nhận:
A. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt.
B. Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương.
C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự.
D. Pháp phải bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật.
- Câu 5 : Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu ngưòi ở miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945:
A. Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.
B. Tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta.
C. Thu mua thực phẩm chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.
D. Nhật bắt Pháp phải vơ vét nhân dân ta cung đốn cho Nhật.
- Câu 6 : Cuộc khởi nghĩa đã để lại cho Đảng ta những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng, chiến tranh du kích là cuộc khởỉ nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9 - 1940).
B. Khởi nghĩa Nam Kì (11 - 1940).
C. Binh biến Đô Lương (1 - 1941).
D. Cả ba cuộc khởi nghĩa trên.
- Câu 7 : Điểm giống nhau về ý nghĩa của ba sự kiện: khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương là gì?
A. Các lực lượng vũ trang cách mạng ra đời và phát triển từ ba cuộc khởi nghĩa.
B. Giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, nghiêm khắc cảnh cáo phát xít Nhật, là những phát súng đầu tiên báo hiệu một cao trào cách mạng mới.
C. Để lại những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng khởi nghĩa vũ trang.
D. Mở ra một thời kì đấu tranh mới.
- Câu 8 : Ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại bài học kỉnh nghiệm lớn nhất là gì?
A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.
B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.
D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.
- Câu 9 : Là một cuộc nổi dậy tự phát của binh lính, không có sự lãnh đạo của Đảng và không có sự phối hợp của quần chúng. Đó là đặc điểm của sự kiện lịch sử nào?
A. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9 - 1940).
B. Khởi nghĩa Nam Kì (11 - 1940).
C. Binh biến Đô Lương (1 - 1941).
D. Khởi nghĩa nông dân Yên Bái (2 - 1930).
- Câu 10 : Tình hình thế giới trong tháng 6 - 1941 diễn ra như thế nào?
A. Chiến tranh thế giới bùng nổ.
B. Phát xít Đức tấn công Liên Xô.
C. Phát xít Đức tấn công Pháp.
D. Phát xít Đức tấn công Bỉ, Hà Lan.
- Câu 11 : Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 tổ chức tại đâu?
A. Pắc Bó (Cao Bằng).
B. Bắc Cạn.
C. Bắc Sơn (Lạng Sơn).
D. Tân Trào (Tuyên Quang).
- Câu 12 : Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 tổ chức trong khoảng thời gian nào?
A. Từ ngày 10 đến 15 - 5 - 1941.
B. Từ ngày 10 đến 19 - 5 - 1941.
C. Từ ngày 10 đến 25 - 5 - 1941.
D. Từ ngày 10 đến 29 - 5 - 1941.
- Câu 13 : Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là gì?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp - Nhật.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai.
- Câu 14 : Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 quyết định tạm gác khẩu hiệu nào?
A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày”.
B. “Đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày”.
C. “Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng đất”.
D. Thực hiện “Người cày có ruộng”.
- Câu 15 : Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần 8 đề ra khẩu hiệu gì?
A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”.
B. “Người cày có ruộng”.
C. “Giảm tô, giảm tức”.
D. “Đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày”.
- Câu 16 : “Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”, đó là chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi thành lập:
A. Mặt trận dân tộc thống nhất Đông Dương.
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Minh.
- Câu 17 : Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày nào?
A. 10 - 5 - 1941
B. 15 - 5 - 1941
C. 19 - 5 - 1941
D. 29 - 5 - 1941
- Câu 18 : Đội du kích đầu tiên của cách mạng Việt Nam có tên gọi là gì?
A. Đội du kích Bắc Sơn.
B. Đội du kích Ba Tơ.
C. Đội du kích Võ Nhai.
D. Đội du kích Đình Bảng.
- Câu 19 : Bản chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọỉ nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung” là của:
A. Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Hồ Chí Minh.
C. Tổng bộ Việt Minh.
D. Cứu quốc quân.
- Câu 20 : Nhiều tờ báo của Đảng và Mặt trận Việt Minh đã xuất bản là:
A. “Tiền phong”, “Dân chúng", “Lao động”.
B. “Bạn dân”, “Tin tức”.
C. “Thanh niên”, “Nhành lúa”.
D. “Giải phóng, “Chặt xiềng”, “Cứu quốc”, “Việt Nam độc lập”.
- Câu 21 : Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của:
A. Tổng bộ Việt Minh.
B. Hồ Chí Minh.
C. Ban thường vụ Trung ương Đảng.
D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
- Câu 22 : Sau khi Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù chính cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là:
A. Thực dân Pháp.
B. Phát xít Nhật.
C. Phát xít Pháp - Nhật.
D. Phát xít Nhật và đồng minh của Nhật
- Câu 23 : Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” có nội dung cơ bản là gì?
A. Kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.
B. Kêu gọi đứng dậy khởi nghĩa.
C. Phát động một cao trào “Kháng Nhật cứu nước”.
D. Khởi nghĩa giành chính quyền.
- Câu 24 : Sự kiện nào có liên quan đến việc quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành “Việt Nam Giải phóng quân”.
A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 - 1941).
B. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (15 - 4 - 1945).
C. Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh (7 - 5 - 1944).
D. Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh (12 - 1944).
- Câu 25 : Ở Châu Âu, phát xít Đức đã bị tiêu diệt hoàn toàn và buộc phảỉ đầu hàng không điều kiện với Đồng minh vào thời gian nào?
A. 8-4-1945.
B. 8-5-1945.
C. 8-6-1945.
D. 8-7-1945.
- Câu 26 : Phát xít Nhật đầu hàng thì quân Nhật ở Đông Dương cũng bị tê liệt, chính phủ tay sai thân Nhật - Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta giành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho:
A. Hưởng ứng chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
B. Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói.
C. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
D. Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Câu 27 : Tháng 8 - 1945 điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là:
A. Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu.
B. Sự đầu hàng của phát xít Itali và phát xít Đức.
C. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật.
D. Sự thắng lợi của phe Đồng minh.
- Câu 28 : Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 13 đến ngày 15 - 8 - 1945 ở đâu?
A. Pắc Bó (Cao Bằng).
B. Tân Trào (Tuyên Quang).
C. Bắc Sơn (Lạng Sơn).
D. Phay Khắt (Cao Bằng).
- Câu 29 : Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (ngày 16 - 8 - 1945) gồm những đạỉ biểu thuộc các thành phần và các miền nào?
A. Ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
B. Toàn thể các tầng lớp nhân dân.
C. Giai cấp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên, trí thức cả nước.
D. Các đảng phái, đoàn thể, tổ chức, mặt trận trong cả nước.
- Câu 30 : Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khỏi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của:
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15 - 8 - 1945).
B. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16 - 8 - 1945).
C. Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935.
D. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4 - 1945).
- Câu 31 : “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta... ”, đó là lời kêu gọi của:
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15 -- 8 - 1945).
B. Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn quốc nổi dậy khởi nghĩa.
C. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16 - 8 - 1945).
D. Thư Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Câu 32 : Quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam. Đó là nội dung của nghị quyết nào?
A. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.
B. Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (từ ngày 13 đến 15 - 8 - 1945).
C. Nghị quyết của Đại hội quốc dân ở Tân Trào.
D. Nghị quyết của Ban thường vụ Trung ương Đảng họp ngay đêm 9 - 3 - 1945.
- Câu 33 : “Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng trường Nhà hát Lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở:
A. Hà Nội (19 - 8 - 1945).
B. Huế (23 - 8 - 1945).
C. Sài Gòn (25 - 8 - 1945).
D. Bắc Giang, Hải Dương (18 - 8 - 1945).
- Câu 34 : Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là:
A. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn.
B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế.
D. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Câu 35 : Tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng thành công trong cả nước chỉ trong vòng 15 ngày. Đó là thời gian nào?
A. Từ ngày 13 đến 27 - 8 - 1945.
B. Từ ngày 14 đến 28 - 8 - 1945.
C. Từ ngày 15 đến 29 - 8 - 1945.
D. Từ ngày 16 đến 30 - 8 - 1945.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12