Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 10 Đặc trưng Vật lý của...
- Câu 1 : Trong môi trường truyền âm, tại hai điểm A và B có mức cường độ âm lần lượt là 90 dB và 40 dB với cùng cường độ âm chuẩn. Cường độ âm tại A lớn gấp bao nhiêu lần so với cường độ âm tại B ?
A. 1000 lần.
B. 100000 lần
C. 2,25 lần
D. 3600 lần
- Câu 2 : Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là \(10^{-7}(W/m^2)\) . Biết cường độ âm chuẩn là \(I_0=10^{-12}(W/m^2)\). Mức cường độ âm tại điểm đó bằng:
A. 50dB
B. 60dB
C. 70dB
D. 80dB
- Câu 3 : Chọn câu đúng.Siêu âm là âm
A. Có tần số lớn.
B. Có cường độ rất lớn.
C. Có tần số trên 20000 Hz.
D. Truyền trong mọi môi trường nhanh hơn âm.
- Câu 4 : Khi cường độ âm tăng gấp 1000 lần thì mức cường độ âm tăng
A. 30 dB
B. 50 dB
C. 100 dB
D. 1000 dB
- Câu 5 : Tại một điểm cách nguồn âm một đoạn d người ta đo được mức cường độ âm là 90dB. Biết cường độ âm chuẩn là \(I_{0}=10^{-12}W/m^{2}\). Cường độ âm \(I\) tại điểm đó có giá trị bằng
A. \(10^{-5}W/m^{2}\)
B. \(10^{-3}W/m^{2}\)
C. \(10^{-4}W/m^{2}\)
D. \(10^{-9}W/m^{2}\)
- Câu 6 : Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.
B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.
D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
- Câu 7 : Một dây đàn phát ra âm cơ bản có tần số f1 = 420 Hz. Một người chỉ nghe được âm cao nhất có tần số là 18000 Hz, tìm tần số lớn nhất mà nhạc cụ này có thể phát ra để người đó nghe được.
A. 18270 Hz
B. 13690 Hz
C. 13580 Hz
D. 17640 Hz
- Câu 8 : Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau 20 dB. Tỉ số của cường độ âm của chúng là bao nhiêu?
A. 80 lần
B. 100 lần
C. 50 lần
D. 60 lần
- Câu 9 : Một người đứng cách nguồn âm một khoảng d thì cường độ âm là I. Khi người đó tiến ra xa nguồn âm một đoạn 40m thì cường độ âm giảm chỉ còn I/9 . Tính khoảng cách d.
A. 10m
B. 20m
C. 30m
D. 40m
- Câu 10 : Phát biểu nào sau đây về đặc trưng của âm là đúng?
A. Âm có cường độ lớn hơn thì tai có cảm giác âm đó nghe “to hơn”.
B. Âm có tần số lớn hơn thì tai có cảm giác âm đó “to hơn”.
C. Âm “to” hay “nhỏ” phụ thuộc vào mức cường độ âm và tần số âm.
D. Âm có cường độ nhỏ hơn thì tai có cảm giác âm đó “bé hơn”.
- Câu 11 : Sóng âm không có tính chất nào sau đây?
A. Mang năng lượng tỉ lệ với bình phương biên độ sóng A.
B. Truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
C. Là sóng ngang khi truyền trong chất khí.
D. Có khả năng phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất