Trắc nghiệm lý 6 chương 2 bài 19
- Câu 1 : Làm lạnh một lượng nước từ 100⁰C về 50⁰C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?
A. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng.
B. Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng
C. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm
D. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi.
- Câu 2 : Đun nóng một lượng nước đá từ 0⁰C đến 100⁰C. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?
A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.
B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm
C. Khối lượng tăng, thể tích giảm
D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi
- Câu 3 : Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?
A. Khối lượng riêng nhỏ nhất
B. Khối lượng riêng lớn nhất
C. Khối lượng lớn nhất
D. Khối lượng nhỏ nhất
- Câu 4 : Ba bình cầu có cùng dung tích, nút có cắm các ống thủy tinh đường kính trong bằng nhau. Bình 1 đựng nước, bình 2 đựng rượu, bình 3 đựng đầy dầu hỏa. Tăng nhiệt độ 3 bình đến 80⁰C. Bình nào có mực chất lỏng trong ống thủy tinh dâng lên cao nhất, biết ban đầu nhiệt độ các bình là 20⁰C và mực chất lỏng giữa các bình là bằng nhau.
A. Bình đựng nước
B. Bình đựng dầu hỏa
C. Bình đựng rượu
D. Ba bình đều bằng nhau
- Câu 5 : Khối lượng riêng của rượu ở 0⁰C là 800kg/${m}^{3}$. Khối lượng riêng của rượu ở 50⁰C có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1⁰C thì thể tích của rượu tăng thêm $\dfrac{1}{1000}$ thể tích của nó ở 0⁰C.
A. 762kg/${m}^{3}$
B. 800kg/${m}^{3}$
C. 738kg/${m}^{3}$
D. 840kg/${m}^{3}$
- Câu 6 : Khối lượng riêng của dầu hỏa ở 0⁰C là 800kg/${m}^{3}$. Khối lượng riêng của dầu hỏa ở 50⁰C có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1⁰C thì thể tích của dầu hỏa tăng thêm 0,055 thể tích của nó ở 0⁰C.
A. 762kg/${m}^{3}$
B. 800kg/${m}^{3}$
C. 758kg/${m}^{3}$
D. 840kg/${m}^{3}$
- Câu 7 : Nhận định nào sau đây đúng? Khi đun nóng một lượng nước từ 20⁰C đến 90⁰C khi đó:
A. Khối lượng của nước tăng.
B. Khối lượng tăng, thể tích tăng.
C. Khối lượng không đổi, thể tích tăng.
D. Khối lượng riêng không thay đổi.
- Câu 8 : Nhận định nào sau đây sai? Khi đun nóng một lượng nước từ 20⁰C đến 90⁰C khi đó:
A. Khối lượng của nước không đổi.
B. Khối lượng tăng, thể tích tăng.
C. Khối lượng không đổi, thể tích tăng.
D. Khối lượng riêng giảm.
- Câu 9 : Nhận định nào trên đây đúng? Khi làm một lượng nước từ 100⁰C giảm xuống 10⁰C khi đó:
A. Khối lượng tăng, thể tích giảm
B. Khối lượng không đổi, thể tích tăng
C. Khối lượng riêng giảm, thể tích giảm
D. Khối lượng riêng tăng, thể tích giảm
- Câu 10 : Nhận định nào trên đây sai? Khi làm một lượng nước từ 100⁰C giảm xuống 10⁰C khi đó:
A. Khối lượng không đổi
B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm
C. Khối lượng riêng giảm thể tích giảm
D. Khối lượng riêng tăng, thể tích giảm
- Câu 11 : Hai bình A và B chứa cùng một lượng nước ở nhiệt độ 60⁰C. Khi hạ nhiệt độ của bình A xuống đến 20⁰C và bình B xuống đến 40⁰C. Khi đó ta biết:
A. ${V}_{A}={V}_{B}$
B. ${V}_{A}
C. ${V}_{A}>{V}_{B}$
D. Không xác định được
- Câu 12 : Hai bình A và B chứa cùng một lượng nước ở nhiệt độ 20⁰C. Khi tăng nhiệt độ của bình A lên 50⁰C và bình B lên 80⁰C. Khi đó ta biết:
A. ${V}_{A}={V}_{B}$
B. ${V}_{A}
C. ${V}_{A}>{V}_{B}$
D. Không xác định được
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)