30 bài tập Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ mức độ dễ
- Câu 1 : Cuộc cách mạng đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu phần mềm là
A Cách mạng dận tộc dân chủ
B Cách mạng trắng
C Cách mạng xanh
D Cách mạng chất xám
- Câu 2 : Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là
A Campuchia, Malaixia, Brunây
B Miến Điện, Việt Nam, Philippin
C Inđônêxia, Xingapo, Malaixia
D Inđônêxia, Việt Nam, Lào
- Câu 3 : Sau khi giành được độc lập, nhóm các nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược kinh tế:
A Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
B Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội
C Công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo
D Đổi mới nền kinh tế
- Câu 4 : Ngày 23 – 8 – 1945, nhân dân Lào đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền từ trong tay của
A Quân phiệt Nhật Bản
B Lực lượng phản cách mạng
C Đế quốc Mĩ
D Thực dân Pháp
- Câu 5 : Tháng 11/2007, các thành viên tổ chức ASEAN đã kí bản “Hiến chương ASEAN” nhằm:
A Xây dựng ASEAN thành khu vực hòa bình, ổn định
B Xây dựng ASEAN thành cộng đồng vững mạnh
C Xây dựng ASEAN thành khu vực chiến lược về kinh tế, quân sự, quân sự
D Xây dựng ASEAN thành khu vực mang tính chất chiến lược về quân sự
- Câu 6 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Ấn Độ là thuộc địa của đế quốc
A Pháp
B Đức
C Anh
D Bồ Đào Nha
- Câu 7 : Sau khi giành được độc lập, bước vào phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á có nhu cầu gì?
A Liên kết chặt chẽ với Mĩ
B Hợp tác chặt chẽ với các nước xã hội chủ nghĩa
C Hợp tác với nhau để cùng phát triển
D Độc lập phát triển kinh tế
- Câu 8 : Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã đạt được thành tựu gì?
A Trở thành cường quốc nông nghiệp lớn nhất thế giới
B Tự túc được nhu cầu thịt, sữa trong nước
C Trở thành nước xuất khẩu thực phẩm đúng thứ hai thế giới
D Trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới
- Câu 9 : Nhóm các nước sáng lập ASEAN bao gồm những nước nào?
A Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia,Xingapo, Mianma
B Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Lào, Thái Lan
C Inđônêxia, Philippin, Malaixia, Xingapo, Thái Lan
D Mianma, Philippin, Malaixia, Xingapo, Thái Lan
- Câu 10 : Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước Đông Nam Á là
A Các quốc gia độc lập trung lập
B Các quốc gia độc lập
C Thuộc địa của thực dân Âu-Mĩ
D Thuộc địa của Nhật Bản
- Câu 11 : Các cuộc biểu tình ở Ấn Độ trong những năm 1946 – 1947 đã làm cho
A Chính quyền thực dân Anh bị lật đổ
B Chính quyền thực dân Anh phải nhượng bộ
C Quần chúng bị đàn áp đẫm máu
D Nền kinh tế Ấn Độ bị giảm sút
- Câu 12 : Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, ASEAN đã phát triển thành 10 nước. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh:
A Xây dựng một Cộng đồng ASEAN để nó có vị thế cao hơn và hiệp quả hơn
B Giải quyết vấn đề “Campuchia” để cải thiện hơn quan hệ giữa hai nhóm nước
C Hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển
D Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và phát triển
- Câu 13 : Hiệp ước Bali (1976) được kí kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của tổ chức ASEAN là tên viết tắt của:
A hiệp ước hợp tác phát triển
B hiệp ước thân thiện và hợp tác
C hiệp ước hòa bình và hợp tác
D hiệp ước bình đẳng và thân thiện
- Câu 14 : Nơi khởi đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Đông Bắc Á
B Nam Á
C Đông Nam Á
D Tây Nam Á
- Câu 15 : Ý nào dưới đây giải thích không đúng về lí do dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A Các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn, đặt ra nhu cầu hợp tác cùng phát triển.
B Muốn liên kết với nhau để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
C Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới đã cổ vũ
D Trước tham vọng của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại.
- Câu 16 : Sự kiện nổi bật, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương kết thúc thắng lợi là
A Hiêp định Giơnevơ
B Hiệp định Viêng Chăn
C Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi
D Hiệp định Pari
- Câu 17 : Việc thực dân Anh đưa ra phương án “Maobatton”, chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị là Ấn Độ và Pakixtan chứng tỏ điều gì?
A Cuộc đáu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành được thắng lợi hoàn toàn
B Thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa
C Thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị và bóc lột Ấn Độ
D Thực dân Anh đã nhượng bộ, tạo điều kiện cho nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh
- Câu 18 : Nguyên tắc nào sau đây không phải là nội dung của Hiệp ước Bali (2/1976)?
A Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình
B Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
C Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
D Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước
- Câu 19 : Vấn đề Campuchia được giải quyết (1991) trong xu thế nào của thế giới?
A hợp tác.
B toàn cầu hóa.
C hòa hoãn.
D đối thoại.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12