Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT L...
- Câu 1 : Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là:
A Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
B Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
D Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp vũ lực.
- Câu 2 : Việt Nam là thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?
A Tháng 9/1977
B Tháng 10/1977
C Tháng 9/1978
D Tháng 9/1976
- Câu 3 : Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm nào?
A Năm 1945
B Năm 1949
C Năm 1961
D Năm 1964
- Câu 4 : Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới II là:
A Hòa bình, trung lập
B Hòa bình, tích cực ủng hộ Cách mạng thế giới
C Ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt
D Kiên quyết chống lại chính sách gây chiến tranh của Mĩ
- Câu 5 : Trong các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Nhật Bản có nguyên nhân nào chung?
A Tài nguyên thiên nhiên phong phú
B Áp dụng cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
C Con người được coi là vốn quý nhất
D Giá nhập nguyên liệu từ các nước thế giới thứ 3 rẻ
- Câu 6 : Nhân loại đã trải qua các cuộc khoa học kĩ thuật nào?
A Cuộc Cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và Cách mạng kĩ thuật thế kỉ XIX
B Cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX
C Cuộc Cách mạng kĩ thuật và Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX
D Cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỉ XX
- Câu 7 : Điểm mới trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của TD Pháp ở Việt Nam là:
A Đầu tư vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và thương nghiệp
B Đầu tư vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và giao thông vận tải
C Đầu tư vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và công nghiệp
D Đầu tư vốn nhiều nhất vào công nghiệp và thương nghiệp
- Câu 8 : Tác phẩm Đường kách mệnh là của ai?
A Trần Phú
B Nguyễn Ái Quốc
C Phan Bội Châu
D Lê Hồng Phong
- Câu 9 : Ngày 25/12/1920 Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành ra nhập tổ chức nào?
A Quốc tế nông dân
B Quốc tế cộng sản
C Quốc tế thứ nhất
D Quốc tế thứ hai
- Câu 10 : Con đường tìm chân lí của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường đi của những người đi trước là:
A Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước
B Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản
C Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin, kết hợp đường lối dân tộc với đường lối chủ nghĩa xã hội
D Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản
- Câu 11 : Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam những năm 1919-1925 là:
A Giữa nông dân với địa chủ
B Giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Mĩ xâm lược
C Giữa công nhân nông dân với tư sản
D Giữa toàn thể dân tộc ta với TD Pháp và phản động tay sai
- Câu 12 : Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái quốc là gì?
A Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
B Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
C Hợp nhất ba tổ chức cộng sản
D Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng
- Câu 13 : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lâp vào thời gian nào?
A Tháng 6/1924
B Tháng 6/1925
C Tháng 6/1926
D Tháng 6/1927
- Câu 14 : Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định lực lượng của cách mạng Việt nam bao gồm:
A Công nhân, nông dân, tiểu tư sản và trí thức
B Công nhân, nông dân,tư sản, trí thức
C Công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản
D Công nhân,nông dân, tiểu tư sản và trung tiểu địa chủ
- Câu 15 : Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa:
A Chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân
B Chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
C Chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào yêu nước
D Phong trào công nhân với phong trào yêu nước
- Câu 16 : Tác phẩm nào được Nguyễn Ái Quốc viết và xuất bản năm 1925?
A Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp
B Báo Búa Liềm
C Tác phẩm Chính cương vắn tắt
D Tác phẩm Lời kêu gọi
- Câu 17 : Khối Liên minh công-nông được hình thành từ phong trào nào?
A Từ phong trào dân tộc dân chủ 1925-1930
B Từ phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh
C Từ phong trào cách mạng 1930-1931
D Từ phong trào dân chủ 1936-1939
- Câu 18 : Ai là Tổng bí thư đầu tiên của nước ta?
A Nguyễn Ái Quốc
B Lê Hồng Phong
C Trần Phú
D Nguyễn Văn Cừ
- Câu 19 : Hội nghị tháng 7/1936 của Ban Chấp hành TƯ Đảng cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là:
A Nhiệm vụ phản đế
B Nhiệm vụ phản đế, phản phong
C Nhiệm vụ phản phong
D Nhiệm vụ chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
- Câu 20 : Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 Đảng đã quyết định thành lập mặt trận nào?
A Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
C Mặt trận Việt Minh
D Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương
- Câu 21 : Hội nghị Ban Chấp hành trung ương nào đã đề ra chủ trương chuyển hướng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939
B Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1940
C Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 05/1941
D Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 07/1936
- Câu 22 : Ngay sau ngày 9/3/1945 Ban thường vụ Trung ương Đảng đã xác định kẻ thù của nhân dân Đông Dương là:
A TD Pháp - Phát xít Nhật
B Phát xít Nhật
C TD Pháp
D TD Pháp và phản động tay sai
- Câu 23 : Những tỉnh thành nào dưới đây giành chính quyền sớm nhất trong cả nước?
A Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nội
B Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
C Hà Tĩnh, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Nam
D Hà Nội,Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tĩnh
- Câu 24 : Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ vào thời gian nào?
A Ngày 02/09/1945
B Ngày 28/08/1945
C Ngày 30/08/1945
D Ngày 25/08/1945
- Câu 25 : Trong các nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
A Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn
B Do Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh đạo,đề ra đường lối cách mạng đúng đắn dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác Lênin
C Đảng có quá trình chuần bị trong suốt 15 năm, toàn Đảng toàn dân nhất trí đồng lòng
D Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong chiến tranh chốngchủ nghĩa phát xít
- Câu 26 : Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã phải kháng chiến chống TD Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ vào thời gian nào?
A Ngày 2/9/1945
B Ngày 6 /9/1945
C Ngày 23/9/1945
D Ngày 5/10/1945
- Câu 27 : Nội dung nào sau đây được đề cập đến trong Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946?
A Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự trị
B Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia độc lập
C Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia thống nhất
D Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên Hiệp Pháp
- Câu 28 : Trong những văn kiện sau, văn kiện nào trình bày đầy đủ nhất về đường lối kháng chiến chống TD Pháp của Đảng?
A Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946
B Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng ngày12/12/1946
C Cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh tháng 9/1947
D Chỉ thị phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp
- Câu 29 : Chiến dịch Việt Bắc kết thúc vào thời gian nào?
A Ngày 19/12/1945
B Ngày 19/12/1947
C Ngày 19/12/1948
D Ngày 19/12/1949
- Câu 30 : Chính phủ nước nào đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam sớm nhất?
A Liên Xô
B Ấn Độ
C Cộng hòa dân chủ Đức
D Trung Quốc
- Câu 31 : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc vào thời gian nào?
A Ngày 01/05/1954
B Ngày 07/05/1954
C Ngày 05/07/1954
D Ngày 08/05/1954
- Câu 32 : Phương châm được đề ra trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là:
A Đánh nhanh thắng nhanh
B Đánh điểm diệt viện
C Đánh chắc tiến chắc
D Đánh lâu dài
- Câu 33 : Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
A Trận đánh ở Cao Bằng
B Trận đánh ở Đông Khê
C Trận đánh ở Thất Khê
D Trận đánh ở Đình Lập
- Câu 34 : Thắng lợi nào của nhân dân ta đã buộc TD Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”?
A Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947
B Chiến thắng Biên Giới thu đông 1950
C Cuộc chiến đấu ở Hà Nội năm 1946
D Chiến cuộc đông xuân 1953-1954
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12