Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Sở GDĐT Vĩnh...
- Câu 1 : Hai khẩu hiệu mà Đảng ta đề ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là
A "Giải phóng dân tộc" và "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian".
B "Chống đế quốc" và "Chống phát xít, chống chiến tranh".
C "Tự do dân chủ" và "Cơm áo hòa bình".
D "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày".
- Câu 2 : Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A Buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc, thực dân.
C Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
D Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
- Câu 3 : Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập hình thức mặt trận nào?
A Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
C Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- Câu 4 : Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8-1967) là:
A Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Indonexia.
B Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia.
C Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Malaixia.
D Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Brunây.
- Câu 5 : Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
A Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.
B Mĩ - Anh - Pháp.
C Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
D Mĩ - Đức - Nhật Bản.
- Câu 6 : Trong những năm 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược nào dưới đây?
A "Ngăn đe thực tế".
B "Phản ứng linh hoạt".
C "Đối đầu trực tiếp".
D "Cam kết và mở rộng".
- Câu 7 : Hậu quả nghiêm trọng nhất mà cuộc Chiến tranh lạnh để lại cho thế giới là
A hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu.
B thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
C các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt.
D các nước ráo riết tăng cường chạy đua vũ trang
- Câu 8 : Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong biện pháp lâu dài để giải quyết nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân:
A thực hành tiết kiệm.
B tổ chức quyên góp lương thực.
C tổ chức "Ngày đồng tâm".
D tăng gia sản xuất.
- Câu 9 : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam?
A Công nhân với tư sản.
B Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
C Nông dân với địa chủ.
D Địa chủ với tư bản.
- Câu 10 : Cuộc đấu tranh đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A công hội được thành lập ở Sài Gòn - Chợ lớn (1920).
B cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn (8-1925).
C công nhân viên chức Bắc Kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương (1922).
D cuộc bãi công của công nhân nhà máy rượu Hà Nội (1924).
- Câu 11 : Đâu là tình thế của cách mạng nước ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A Như "ngàn cân treo sợi tóc".
B Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
C Bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận.
D Khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân.
- Câu 12 : Nước nào dưới đây đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A Hoa Kì.
B Liên Xô.
C Trung Quốc.
D Nhật
- Câu 13 : Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) có ý nghĩa lịch sử to lớn gì đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
A Hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939.
B Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.
C Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D Giải quyết được vấn đề khó khăn về kinh tế
- Câu 14 : Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (04-1949) nhằm
A chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
B chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
- Câu 15 : Âm mưu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
A chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.
B bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
C mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.
D đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam
- Câu 16 : Giai đoạn nào sau đây được gọi là giai đoạn "phát triển thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Từ năm 1952 đến năm 1960.
B Từ năm 1952 đến năm 1973.
C Từ năm 1945 đến năm 1952.
D Từ năm 1960 đến năm 1973.
- Câu 17 : Đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là
A chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị, mang tính tự phát.
B chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, mang tính tự phát.
C chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị, mang tính tự giác.
D đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
- Câu 18 : Nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX là:
A chế tạo ra vũ khí và phương tiện thông tin liên lạc phục vụ chiến tranh hiện đại.
B đáp ứng yêu cầu nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
C chế tạo ra công cụ sản xuất mới.
D đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
- Câu 19 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là:
A chế độ phân biệt chủng tộc.
B chủ nghĩa thực dân cũ.
C chế độ độc tài thân Mĩ.
D giai cấp địa chủ phong kiến.
- Câu 20 : Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chiến thắng nào đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơve của Pháp?
A Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
B Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
C Cuộc chiến đấu ở các đô thị 1946-1947.
D Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- Câu 21 : Trong chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân Đảng có xác định trong thời kì cuối cùng là:
A đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
B đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
C đánh đổ giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, lập nên nước Việt Nam độc lập.
D đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ phong kiến.
- Câu 22 : Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước là:
A Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Nam.
B Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi.
C Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
D Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Hà Tĩnh.
- Câu 23 : Nước nào trở thành thành trì của phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Nhật.
B Trung Quốc.
C Ấn Độ.
D Liên Xô.
- Câu 24 : Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là:
A truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
B phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương đã gục ngã.
C sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương với đường lối lãnh đạo đúng đắn.
D liên minh công nông vững chắc.
- Câu 25 : Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giành độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam?
A Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).
B Đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).
C Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).
D Đọc được Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (1920).
- Câu 26 : Quyết định về vấn đề hòa bình an ninh thế giới của Hội đồng bảo an trong tổ chức Liên hợp quốc được thông qua với điều kiện nào?
A phải có 1/2 số thành viên Hội đồng tán thành.
B phải có sự nhất trí của Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
C phải được tất cả thành viên Hội đồng tán thành.
D phải có 1/4 số thành viên của Hội đồng tán thành.
- Câu 27 : Cho các sự kiện sau: 1. Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập. 2. Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". 3. Đại hội Quốc dân triệu tập ở Tân Trào.Hãy sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự thời gian. A. 3,2,1 B. 1,3,2 C. D.
A 3,2,1
B 1,3 ,2
C 1,2,3
D 2,1,3
- Câu 28 : Cơ quan ngôn luận của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng là:
A báo Tiếng chuông rè.
B báo Nhành lúa.
C báo Người nhà quê.
D báo Búa liềm.
- Câu 29 : Tại Hội nghị thành lập Đảng (1930) có sự tham gia của các tổ chức nào?
A Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
B Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
- Câu 30 : Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập tháng 10-1949 đánh dấu Trung Quốc đã:
A hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc nhân dân.
B hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D hoàn thành cuộc cách mạng dân quyền.
- Câu 31 : Hạn chế và khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 là:
A trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu.
B dân số đang già hóa.
C lãnh thổ không lớn, dân số đông và thường xuyên bị thiên tai, tài nguyên khoáng sản nghèo.
D tình hình chính trị thiếu ổn định.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12