Đo thể tích của vật rắn và đo khối lượng
- Câu 1 : Nếu dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp nào sau đây, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức: \({V_R} = {V_{L + R}} - {V_L}\), trong đó \({V_R}\) là thể tích vật rắn, \({V_{L + R}}\) là thể tích do mực chất lỏng chỉ khi đã bỏ vật rắn chìm vào chất lỏng trong bình, \({V_L}\) là thể tích chất lỏng trong bình?
A Vật rắn thấm nước và chìm một phần trong chất lòng.
B Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
C Vật rắn không thấm nước và chìm một phần trong chất lòng.
D Vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.
- Câu 2 : Một miếng sắt hình hộp chữ nhật có các cạnh a = 1 cm; b = 4 cm; c = 6 cm. Để xác định thể tích của miếng sắt người ta dùng các cách sau đây:1. Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng công thức:V = a x b x c2. Dùng bình chia độ có đường kính d với: 1 cm < d < 4 cm.3. Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4 cm và bình tràn có đường kính lớn hơn 6 cm.4. Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6 cm.Hỏi các cách nào ở trên có thể xác định được thể tích của miếng sắt?
A Cách 1, 3 và 4.
B Cách 2, 3 và 4.
C Cách 1, 2, 3 và 4.
D Cách 3 và 4.
- Câu 3 : Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300 cm3 và ĐCNN 5 cm3. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?
A 215cm3.
B 85cm3.
C 300cm3
D Không thể đo được thể tích của quả cam.
- Câu 4 : Một bình chia độ có GHĐ 100 cm3 và ĐCNN 1 cm3 chứa nước tới vạch số 50. Khi thả vào bình một hòn phấn viết bảng thì nước dâng lên tới vạch 58. Thể tích của viên phấn bằng bao nhiêu?
A 8 cm3.
B 58 cm3
C 50 cm3.
D Không thể đo được thể tích của viên phấn.
- Câu 5 : Ba bạn Đông, An, Bình cùng tiên hành đo thể tích của một chiếc hộp sắt rỗng, kín có dạng hình hộp chữ nhật và có thể nổi trong nướcĐông dùng thước đo các cạnh của hộp rồi tính thể tích của hộp theo công thức V = chiều dài x chiều rộng x chiều cao.An thả hộp vào một bình tràn đựng đầy nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để biết thể tích của hộp.Bình thả hộp vào một bình tràn đựng đầy nước, dùng một hòn đá nặng không thấm nước đặt trên hộp cho cả hộp và hòn đá cùng chìm trong nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ đê xác định thể tích của hộp. Cách đúng là cách đo của
A bạn Đông.
B bạn An và Bình,
C bạn Đông và Bình.
D cả ba bạn.
- Câu 6 : Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:Hãy chọn câu trả lời đúng.
A Sức nặng của hộp mứt.
B Thể tích của hộp mứt.
C Khối lượng của hộp mứt.
D Sức nặng và khối lượng của hộp mứt.
- Câu 7 : Một cuốn sách giáo khoa (SGK) Vật lí 6 có khối lượng áng chừng bao nhiêu gam? Hãy tìm cách cân cuốn SGK và chọn câu trả lời đúng.
A Trong khoảng từ 100g đến 200g.
B Trong khoảng từ 200g đến 300g.
C Trong khoảng từ 300g đến 400g.
D Trong khoảng từ 400g đến 500g.
- Câu 8 : Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng.
- Câu 9 : Hãy dùng bình chia độ của em và tìm các cách để đo thể tích của một quả bóng bàn (hoặc một quả cam, chanh...).
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)