Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT K...
- Câu 1 : Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng trong “chiến tranh cục bộ” là lực lượng nào?
A Quân chư hầu
B Quân đội Sài Gòn
C Cố vấn Mĩ
D Quân viễn chinh Mĩ
- Câu 2 : Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong giai đoạn 1965- 1968 là gì?
A Hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam
B Chống chiến tranh phá hoại đế quốc Mĩ
C Vừa chiến đấu vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn
D Đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt phục vụ chiến đấu và sản xuất
- Câu 3 : Sau khi kí hiệp định Pa-ri và rút quân về nước Mĩ vẫn có hành động gì để thể hiện âm mưu tiếp tục kéo dài chiến tranh ở Việt Nam?
A Giữ lại hơn 2 vạn cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn
B Tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn
C Tăng cường quân một số nước Đồng minh của Mĩ
D Tăng cường viện trợ vũ khí, phương tiện chiến tranh cho quân đội Sài Gòn
- Câu 4 : Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra với quy mô và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” do
A Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực không quân hậu cần Mĩ
B Thực hiện nhiệm vụ của một cuộc chiến tranh tổng lực
C Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vũ khí trang bị kĩ thuật phương tiện chiến tranh của Mĩ
D Được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ), số quân đông vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh phá hoại ra cả miền Bắc
- Câu 5 : Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 đã chứng tỏ
A Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành
B Quân dân ta có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ
C Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
D Quân dân ta đã đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ
- Câu 6 : Nội dung nào trong hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam có ý nghĩa nhất với sự nghiệp giải phóng miền Nam?
A Hoa kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam
B Các bên ngừng bắn tại chỗ trao trả tù binh và dân thường bị bắt
C Hoa kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
D Các bên nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do
- Câu 7 : Vì sao Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?
A Đưa Đảng tiếp tục hoạt động cách mạng
B Đảng ta ra hoạt động công khai
C Đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam
D Đảng ta tiếp tục lãnh đạo kháng chiến
- Câu 8 : Ý nghĩa quan trọng của phong trào “Đồng Khởi” là gì?
A Đưa nhân dân lên làm chủ ở nhiều thôn, xã ở miền Nam
B Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
C Giáng 1 đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam
D Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
- Câu 9 : Đường lối thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, độc đáo của Đảng ta ngay sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết là
A Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
B Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất nước nhà
C Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng XHCN ở miền Bắc
D Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc
- Câu 10 : Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là gì?
A Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều
B Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH
C Nền kinh tế của miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam
D Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương
- Câu 11 : Hãy lựa chọn phương án thích hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng…”
A Con đường bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của Mĩ- Diệm
B “Phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân
C Con đường đấu tranh chính trị của quần chúng lật đổ ách thống trị của Mĩ-Diệm
D Con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp đấu tranh vũ trang, đánh đổ ách thống trị Mĩ- Diệm
- Câu 12 : Nội dung nào là công thức tổng quát về chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam
A Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Mĩ + quân đồng minh+ quân đội Sài Gòn+ vũ khí, trang thiết bị của Mĩ
B Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu+ vũ khí, trang thiết bị của Mĩ
C Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu+ quân đội Sài Gòn+ vũ khí, trang thiết bị của Mĩ
D Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Mĩ+ quân đồng minh+ trang thiết bị của Mĩ
- Câu 13 : Đâu không phải ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là gì?
A Đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược
B Mĩ buộc phải đến hội nghị Pa-ri để đàm phán với ta để bàn về chấm dứt chiến tranh
C Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc
D Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Câu 14 : Trong chiến lược Chiến tranh cục bộ, Mĩ đã mở rộng phạm vi chiến tranh như thế nào?
A Ra toàn Đông Dương
B Ra cả miền Bắc
C Ra toàn miền Nam
D Ra toàn miền Nam và Đông Dương
- Câu 15 : Ý đồ chiến lược của Mĩ khi can thiệp càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương (1945- 1954) là gì?
A Chia cắt lâu dài Việt Nam
B Giúp Pháp xâm chiếm được Việt Nam
C Khẳng định vị thế của nước Mĩ
D Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương
- Câu 16 : Tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo bất ngờ chắc thắng” là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong
A Chiến dịch Huế- Đà Nẵng
B Chiến dịch Tây Nguyên
C Chiến dịch Phước Long
D Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
- Câu 17 : Thắng lợi nào của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
B Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
C Trận Điện Biên Phủ trên không 1972
D Cuộc tiến công chiến lược 1972
- Câu 18 : Các quyền dân tộc cơ bản của các dân tộc Đông Dương mà thực dân Pháp buộc phải công nhận trong Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là
A Quyền dân tộc tự quyết
B Độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
C Quyền dân tộc, bình đẳng
D Quyền tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp
- Câu 19 : Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) là
A Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở Trung Bộ. 3200 thôn ở Tây Nguyên
B Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo
C Đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
D Ủy ban nhân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo
- Câu 20 : Hình thức đấu tranh chủ yếu chống chế độ Mĩ- Diệm của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là gì?
A Đấu tranh vũ trang
B Khởi nghĩa giành lại quyền làm chủ
C Đấu tranh chính trị, hòa bình
D Dùng bạo lực cách mạng
- Câu 21 : Ngày 18-12-1946, quân Pháp đã có hành động gì?
A Đề nghị đàm phán với chính phủ ta
B Tiến công Hà Nội, mở đầu cuộc xâm lược miền Bắc
C Gây hấn, khiêu khích với ta ở Bắc Bộ
D Gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự về chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội
- Câu 22 : Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau năm 1954?
A Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội
B Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
C Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai
D Thực hiện hòa bình thống nhất đất nước
- Câu 23 : Những thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954?
A Chiến thắng Biên Giới thu đông 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
B Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, chiến thắng Biên Giới thu đông 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
C Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
D chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương được kí kết
- Câu 24 : Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu phá hoại lần thứ nhất của Mĩ?
A Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí đánh Mĩ của quân dân ta ở hai miền đất nước
B Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam
C Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
D Phá tiềm lực kinh tế quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- Câu 25 : Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ trong thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là gì?
A Đẩy mạnh cuộc chiến xâm lược miền Nam Việt Nam
B Tạo thế và lực cho sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn
C “Dùng người Việt đánh người Việt”
D Dồn dân lập “ấp chiến lược” tách nhân dân ra khỏi cách mạng
- Câu 26 : Những mốc lớn đánh dấu thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc từ khi Đảng ra đời là
A Cách mạng tháng Tám 1945, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương 1954, Hiệp định Pa-ri về Việt Nam 1973
B Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
C Cách mạng tháng Tám 1945, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương 1954, Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
D Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Tổng tiến công và nổi dây mùa xuân 1975
- Câu 27 : Trong đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), yếu tố bất ngờ nhất khiến cho địch choáng váng là
A Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn
B Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị lớn
C Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất
D Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn
- Câu 28 : Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (1961-1965) ở miền Bắc là?
A Bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới, trong đó bộ phận chủ yếu là cơ cấu công nông nghiệp
B Cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh
C Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống nhân dân
D Xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của xã hội chủ nghĩa
- Câu 29 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định chiến lược của cách mạng miền Bắc là
A Tiến lên chủ nghĩa xã hội
B Chi viện cho tiền tuyến miền Nam
C Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ra miền Bắc
D Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
- Câu 30 : Biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và “quốc sách” trong thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) là gì?
A Dồn dân lập “ấp chiến lược”
B Lập các “vành đại trắng” để khủng bố lực lượng cách mạng
C Lập các “khu trù mật”
D Phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn chặn chi viện của miền Bắc cho miền Nam
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12