Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021...
- Câu 1 : Hiến chương Liên hợp quốc quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc bao gồm bao nhiều cơ quan?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 2 : Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu trong Hiến chương thành lập là
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
B. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia.
C. Giải quyết nạn đói cho châu Phi.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Câu 3 : Năm nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bản an Liên hợp quốc không bao giờ thay đổi
A. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
B. Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật.
C. Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Pháp, Hàn Quốc.
D. Anh, Pháp, Nhật, Việt Nam, Mỹ.
- Câu 4 : Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định “Ngày Liên hợp quốc” là
A. ngày 1-5 hàng năm.
B. ngày 24-10 hàng năm.
C. ngày 26-10 hàng năm
D. ngày 27-10 hàng năm.
- Câu 5 : Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, một hội nghị quốc tế lớn đã họp tại Xan Phrancisco (Mĩ) để:
A. thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C. tuyên bố chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai
D. thỏa thuận việc đóng quân ở các nước mà phát xít chiếm đóng.
- Câu 6 : Những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc tại Hội nghị Pốtxđam (Đức) đã dẫn tới hệ quả gi?
A. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm hơn 10 vạn dân thường chết.
B. Hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - trật tự hai cực lanta.
C. Liên Xô và Mỹ chuyển từ đối thoại sang đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng mở rộng.
- Câu 7 : Vị trí của nền kinh tế Liên Xô trong những năm 1950 đến nửa đầu những năm 70?
A. Liên Xô là siêu cường kinh tế duy nhất.
B. Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai ờ châu Âu.
C. Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới.
D. Liên Xô là một nước có nển nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.
- Câu 8 : Năm 1949 dã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. Liên Xô chế tạo thành công bom hạt nhân.
C. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
- Câu 9 : Một trong những thành tựu của kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh ờ Liên Xô (1945 - 1950)?
A. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp năm 1950 đạt mức sản lượng năm 1940.
B. Sản lượng nông nghiệp, công nghiệp đểu vượt mức sản lượng năm 1940.
C. Sản lượng cổng nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chỉến tranh (năm 1940).
D. Sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đều tăng 73%.
- Câu 10 : Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu đế xây dựng lại đất nước?
A. Nhũng thành tựu từ công cuộc xây dụng chù nghĩa xã hội trước chiến tranh.
B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
C. Tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình cùa nhân dân sau ngày chiến thắng.
D. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.
- Câu 11 : Thuận lợi lớn của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Các nước tư bản dỡ bò cấm vận, bao vây Liên Xô.
B. Vị thế, uy tín của Liên Xô được nâng cao trên thế giới.
C. Trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.
D. Liên bang Xô vỉết được mở rộng, số thành viên tăng lên 15 nước.
- Câu 12 : Một trong những thành công của Liên Xô trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 - những nãm 70) là
A. Trở thành nước đi đầu trong các ngành công nghiệp mới như: công nghiệp điện hạt nhân, công nghiệp vũ trụ.
B. Nước tiên phong thực hiện cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp.
C. Trở thành quốc gỉa hàng đầu thế giới về vũ khí sinh học.
D. Là quốc gỉa có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu.
- Câu 13 : Kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có tín hiệu phục hồi nào năm nào?
A. 1995
B. 1996
C. 1997
D. 2000
- Câu 14 : Từ năm 2000, khi V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có những biến chuyển khả quan như thế nào?
A. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, vị thế quốc tế được nâng cao.
B. Đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, chính trị xã hội ổn định.
C. Kinh tế dần phục hồi, chính trị xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.
D. Kinh tế dần phục hồi và phát triển, xã hội có nhiều biến chuyển.
- Câu 15 : Từ công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc, sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã đòi hỏi Việt Nam cần phải
A. Định hướng lại thể chế chính trị.
B. Dập khuôn theo mô hình cải cách- mở cửa của Trung Quốc.
C. Định hướng lại mô hình phát triển kinh tế.
D. Đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực..
- Câu 16 : Việc Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử (1964), phóng nhiều vệ tinh nhân tạo và phóng thành công tàu “Thần Châu 5” (2003) đã chứng tỏ
A. Trình độ khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc có bước phát triển vượt bậc.
B. Trung Quốc trở thành một cường quốc về kinh tế, văn hóa.
C. Trung Quốc trở thành nước đầu tiên ở châu Á mở đầu cuộc cách mạng khoa học.
D. Chế độ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc vượt xa các nước tư bản.
- Câu 17 : Thành tựu nào sau đây thuộc lĩnh vực khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc đạt được sau 20 năm thực hiện cải cách mở cửa?
A. Tổng thu nhập quốc dân (GDP) trung bình tăng lên 8%.
B. Trong cơ cấu thu nhập trong nước, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng chủ yếu, nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ.
C. Thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng vượt bậc.
D. Liên tiếp phóng 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian vũ trụ.
- Câu 18 : Sự kiện nổi bật diễn ra ở Lào vào 2/12/1975 là
A. nhân dân Lào ginàh được chính quyền trong cả nước.
B. chính phủ Lào được thành lập, ra mắt quốc dân.
C. Mĩ kí hiệp đinh Viêng-chăn lặp lại hòa bình ở Lào.
D. nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập.
- Câu 19 : Chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN nhằm xây dựng nền kinh tế tự chủ, nhanh chóng xóa bỏ tình trạng
A. nghèo nàn, thất nghiệp.
B. lạc hậu, chưa công nghiệp hóa.
C. nghèo nàn, lạc hậu.
D. thiếu vốn và nguyên liệu.
- Câu 20 : Ngay sau khi giành độc lập, để phát triển kinh tế, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành
A. đẩy mạnh sản xuất, tăng cường xuất khẩu.
B. công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
C. đẩy mạnh sản xuất, hạn chế nhập khẩu.
D. tăng cường nhập khẩu.
- Câu 21 : Cuộc cách mạng đã đưa Ấn Độ trờ thành cường quốc xuất khẩu phần mềm là
A. Cách mạng trắng.
B. Cách mạng dân tộc dân chủ.
C. Cách mạng xanh.
D. Cách mạng chất xám.
- Câu 22 : Ngay sau khi Nhật đầu hành đồng minh (tháng 8-1945), các nước Đông Nam Á giành được độc lập là
A. Việt Nam, Lào, Malaixia.
B. Việt Nam, Lào, Inđonexia.
C. Việt Nam, Thái Lan, Indonexia.
D. Việt Nam Lào, Campuchia.
- Câu 23 : Chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm các nước ASEAN với nội dung chủ yếu là
A. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
B. Khuyến khích sử dụng hàng nội thay cho hàng ngoại.
C. Chú trọng đầu tư trong nước hơn là đầu tư ở nước ngoài.
D. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất, xoá bỏ ngheo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
- Câu 24 : Hiệp hội các quôc gia Đông Nam Á thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 8/8/1966
B. Ngày 18/8/1966
C. Ngày 8/8/1967
D. Ngày 18/8/1967
- Câu 25 : Nhóm năm nước sáng lập ASEAN gồm những quốc gia nào?
A. Inđônêxia, Brunây, Philippin, Singapo, Thái Lan.
B. Indonexia, Malaixia, Philippin, Singapo, Thái Lan.
C. Malaixia, Mianma, Brunây, Philippin, Thái Lan.
D. Philippin, Việt Nam, Malaixia, Singapo, Inđôneexxia.
- Câu 26 : Thời kì đầu sau khi giành độc lập nhóm năm ước sang lập ASEAN đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế:
A. Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Chiến lược cơ giới hóa nông thôn.
D. Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Câu 27 : “Phương án Maobáttơn” chia Ấn Độ thành 2 quốc gia là
A. Ấn Độ của người theo đạo Tin Lành, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
B. Ấn Độ của người theo Thiên chúa giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
C. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
D. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Phật giáo.
- Câu 28 : Theo hiến chương thành lập tổ chức ASEAN thì mục tiêu của tổ chức này là
A. Phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự ảnh hưởng giữa các nước thành viên.
B. Phát triển kinh tế và văn hoá dựa vào sức mạnh quân sự giữa các nước thành viên.
C. Phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên.
D. Phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự đóng góp giữa các nước thành viên.
- Câu 29 : Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại với mục tiêu
A. Tập trung sản xuất hàng hóa xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
B. Khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước.
C. Nhanh chóng vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới (NICs).
D. Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước.
- Câu 30 : Địa vị quốc tế của Trung Quốc từ sau năm 1978 không ngừng được nâng cao là do
A. Trung Quốc đã trở thành cường quốc về quân sự khiến các nước phải kính nể.
B. sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, bình thường hóa quan hệ với nhiều nước.
C. Trung Quốc là một quốc gia có tiềm lực kinh tế và dân số đông nhất thế giới.
D. Trung Quốc là ủy viên trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
- Câu 31 : Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946 – 1949)?
A. Chấm dứt hơn 100 năm ách thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.
B. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Lật đổ triều đình Mãn Thanh – triều đình phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc.
- Câu 32 : Ý nào dưới đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc nội chiến giữa lực lượng Đảng Cộng sản Trung Quốc với lực lượng Quốc Dân đảng?
A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
B. Chính quyền Quốc dân đảng sụp đổ.
C. Lực lượng của Quốc dân đảng bị đánh bại, lục địa Trung Quốc được giải phóng.
D. Hai bên thỏa thuận việc thành lập hai chính phủ ở lục địa và đảo Đài Loan.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12