Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Vật lý- Chuyên Ngu...
- Câu 1 : Cho hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều
B. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều
C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng lực hướng tâm trong chuyển động
D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều
- Câu 2 : Chọn phát biều sai về dao động duy trì
A. Có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của hệ
B. Năng lượng cung cấp cho hệ đúng bằng phần năng lượng mất đi trong mỗi chu kỳ
C. Có tần số dao động không phụ thuộc năng lượng cung cấp cho hệ
D. Có biên độ phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kỳ
- Câu 3 : Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch, i, I0 và I là các giá trị tức thời, giá trị cực đại, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai
A. \(\frac{U}{{{U_0}}} - \frac{I}{{{I_0}}} = 0\)
B. \(\frac{U}{{{U_0}}} + \frac{I}{{{I_0}}} = \sqrt 2 \)
C. \(\frac{u}{U} - \frac{i}{I} = 0\)
D. \(\frac{{{u^2}}}{{U_0^2}} + \frac{{{i^2}}}{{I_0^2}} = 1\)
- Câu 4 : Một mạch chọn sóng gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm không đôi và một tụ điện có điện dung biến thiên . Khi điện dung của tụ là 60nF thì mạch thu được bước sóng λ = 30m. Nếu mốn thu được bước sóng λ = 60m thì giá trị điện dung của tụ khi đó là
A. 90 nF
B. 80 nF
C. 240 nF
D. 150 nF
- Câu 5 : Chiếu một chùm tia sáng mặt trời vào một bể nước có pha phẩm màu. Dưới đáy bể có một gương phẳng. Nếu cho chùm tia phản xạ trở lại không khí chiếu vào khe của một máy quang phổ thì sẽ thu được quang phổ nào sau đây
A. Quang phổ liên tục
B. Quang phổ vạch phát xạ
C. Quang phổ hấp thụ
D. Không có quang phổ
- Câu 6 : Chọn đáp án sai về tia tử ngoại
A. Tia tử ngoại bị thủy tinh hấp thụ mạnh
B. Tia tử ngoại không có tác dụng nhiệt
C. Vận tốc tia tử ngoại trong chân không là c ≈ 3.108m/s
D. Tia tử ngoại được ứng dụng tìm vết nứt trên bề mặt kim loại
- Câu 7 : Trong các bức xạ sau bức xạ nào không thể gây ra hiện tượng quang điện trên bề mặt kim loại thông thường
A. Bức xạ phát ra từ đèn thủy ngân
B. Các bức xạ chủ yếu phát ra từ bàn là nóng
C. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện
D. Bức xạ phát ra từ ống tia ca tốt trong phòng thí nghiệm
- Câu 8 : Quang dẫn có giới hạn quang dẫn 4,8.1014 Hz. Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số f1 = 4,5.1014 Hz; f2 = 5,0.1013 Hz; f3 = 6,5.1013 Hz; f1 = 6,0.1014 Hz thì hiện tượng quang dẫn xảy ra với bức xạ nào ?
A. Chùm bức xạ 1
B. Chùm bức xạ 2
C. Chùm bức xạ 3
D. Chùm bức xạ 4
- Câu 9 : Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn sẽ dẫn đến:
A. Sự giải phóng một electron liên kết
B. Sự giải phóng một cặp electron và lỗ trống
C. Sự phát ra một phôtôn khác
D. Sự giải phóng một electron tự do
- Câu 10 : Lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = -3.10-9 C khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí là
A. 8,1.10-10N
B. 2,7.10-6 N
C. 2,7.10-10N
D. 8,1.10-6N
- Câu 11 : Một electron bay từ điểm M đến điểm N trong điện trường giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN = 100V. Công mà lực điện trường sinh ra sẽ là
A. -1,6.10-17J
B. -1,6.10-19J
C. 1,6.10-17J
D. 1,6.10-19J
- Câu 12 : Một cuộn dây dẹt gồm 10 vòng dây, bán kính của vòng dây là 30 cm có dòng điện cường độ 0,3A chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm của cuộn dây có giá trị
A. 6,28.10-6T
B. 2.10-6T
C. 3,14.10-6T
D. 1,26.10-6T
- Câu 13 : Chiết suất của thủy tinh Flin đối với ánh sáng tím là 1,6852. Vận tốc truyền của ánh sáng tím trong thủy tinh Flin là
A. 1,78.108 m/s
B. 2,01.108 m/s
C. 2,151.108 m/s
D. 1,59.108 m/s
- Câu 14 : Tần số lớn nhất của bức xạ X do ống culigiơ phát ra là 6.1018 Hz, cho vận tốc ban đầu của các electron phát ra là không đáng kể . Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của ống là
A. 12,5kV
B. 25,0 kV
C. 24,8 kV
D. 30,3 kV
- Câu 15 : Tốc độ và li độ của một chất điểm dao động điều hoà có hệ thức \(\frac{{{v^2}}}{{640}} + \frac{{{x^2}}}{{16}} = 1\), trong đó x tính bằng cm, v tính bằng cm/s. Tốc độ trung bình của chất điểm trong mỗi chu kì là
A. 0
B. 32 cm/s
C. 8 cm/s
D. 16 cm/s
- Câu 16 : Gọi εĐ là năng lượng của photon ánh sáng đỏ; εL là năng lượng của photon ánh sáng lục; εv là năng lượng của photon ánh sáng vàng. Sắp xếp nào sau đây đúng?
A. \({\varepsilon _L} > {\varepsilon _v} > {\varepsilon _D}\)
B. \({\varepsilon _L} > {\varepsilon _D} > {\varepsilon _v}\)
C. \({\varepsilon _v} > {\varepsilon _L} > {\varepsilon _D}\)
D. \({\varepsilon _D} > {\varepsilon _v} > {\varepsilon _L}\)
- Câu 17 : Trong một mạch dao động cường độ dòng điện là i = 0,01cos100πt (A). Điện dung của tụ điện là C = 5.10-5F. Lấy π2 = 10. Hệ số tự cảm của cuộn dây có giá trị là
A. 0,002H
B. 2H
C. 0,2H
D. 2µH
- Câu 18 : Một nguồn điện có suất điện động 6V, điện trở trong 2Ω, mắc với mạch ngoài là một biến trở R để tạo thành một mạch kín. Giá trị của R để công suất tiêu thụ của mạch ngoài là 4W là
A. 1 Ω
B. 2 Ω
C. 3 Ω
D. 4 Ω
- Câu 19 : Một dòng điện có cường độ I = 5A chạy trong một dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 T. Điểm M cách dây một khoảng
A. 5cm
B. 25cm
C. 2,5cm
D. 10cm
- Câu 20 : Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng, chiết suất \(n = \sqrt 3 \). Hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Góc tới i có giá trị là
A. 600
B. 300
C. 450
D. 370
- Câu 21 : Hai điểm M, N cách nhau λ/3 cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ nguồn sóng, sóng truyền từ M đến N. Tại thời điểm t, li độ dao động tại M là 6cm đang chuyển động theo chiều dương, li độ dao động của N là -6cm. Khi phần tử tại M chuyển động đến biên lần thứ hai kể từ thời điểm t thì li độ tại N là:
A. \(4\sqrt 3 cm\)
B. \( - 2\sqrt 3 cm\)
C. \( - 3\sqrt 2 cm\)
D. \(2\sqrt 3 cm\)
- Câu 22 : Hình dưới đây là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch. Đoạn mạch này là đoạn mạch
A. có cả điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L
B. chỉ có điện trở thuẩn R
C. chỉ có cuộn cảm thuần L
D. chỉ có tụ điện C
- Câu 23 : Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hidro, chuyển động của electron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Tốc độ của electron trên quỹ đạo K là v thì tốc độ của electron trên quỹ đạo N là
A. 2v
B. 4v
C. 16v
D. 0,5v
- Câu 24 : Khi có sóng dừng trên dây AB với tần số dao động là 27Hz thì thấy trên dây có 5 nút sóng (kể cả hai đầu cố định A, B). Bây giờ nếu muốn trên dây có sóng dừng và có tất cả 11 nút thì tần số dao động của nguồn là
A. 67,5Hz
B. 135Hz
C. 59,4Hz
D. 118,8Hz
- Câu 25 : Hai vật cùng khối lượng gắn vào hai lò xo dao động cùng tần số và ngược pha nhau. Hai dao động có biên độ lần lượt là A1, A2 và A1 = 2A2. Biết rằng khi dao động 1 có động năng 0,56J thì dao động 2 có thế năng 0,08J. Khi dao động 1 có động năng 0,08J thì dao động 2 có thế năng là
A. 0,20J
B. 0,56J
C. 0,22J
D. 0,48J
- Câu 26 : Học sinh thực hành đo chu kì dao động của con lắc đơn bằng đồng hồ bấm giây bằng cách đo thời gian thực hiện một dao động toàn phần. Kết quả 5 lần đo như sau:Cho biết thang chia nh nhất của đồng hồ là 0,02s. Kết quả của phép đo chu kì T của con lắc :
A. 2,04 ± 1,96% (s)
B. 2,04 ± 2,55% (s)
C. 2,04 ± 1,57% (s)
D. 2,04 ± 2,85% (s)
- Câu 27 : Mắc điện trở R = 2Ω vào bộ nguồn gồm hai pin có suất điện động và điện trở trong giống nhau. Nếu hai pin ghép nối tiếp thì cường độ dòng điện qua R là I1 = 0,75A. Nếu hai pin ghép song song thì cường độ dòng điện qua R là I2 = 0,6 A. Suất điện động và điện trở trong của mỗi pin có giá trị là
A. e = 1,5V; r = 1Ω
B. e = 1V; r = 1Ω
C. e = 1,5V; r = 2Ω
D. e = 3V; r = 1Ω
- Câu 28 : Qua một thấu kính, ảnh thật của một vật thật cao hơn vật 2 lần và cách vật 36cm. Đây là thấu kính
A. hội tụ có tiêu cự 8cm
B. phân kì tiêu cự có độ lớn 24cm
C. hội tụ có tiêu cự 12cm
D. phân kì tiêu cự có độ lớn 8cm
- Câu 29 : Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ k = 120N/m có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1 = 300g. Ban đầu vật m1 đang ở vị trí cân bằng thì vật nhỏ m2 = 100g chuyển động với vận tốc không đổi v0 = 2m/s trên mặt phẳng nằm ngang và đến va chạm với vật m1 dọc theo trục của lò xo. Cho va chạm là mềm, bỏ qua ma sát giữa hai vật với sàn. Biên độ dao động của hệ sau đó có giá trị là:
A. 2,89cm
B. 5cm
C. 1,67cm
D. 1,76cm
- Câu 30 : Một con lắc đơn có chu kì T = 1s trong vùng không có điện trường, quả lắc có khối lượng m = 10g bằng kim loại mang điện tích q = 10-5C. Con lắc được đem treo trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu, đặt thẳng đứng, hiệu điện thế giữa hai bản bằng 400V. Kích thước các bản kim loại rất lớn so với khoảng cách giữa chúng. Cho khoảng cách giữa hai bản d = 10cm. Tìm chu kì con lắc khi dao động trong điện trường giữa hai bản kim loại đó?
A. 0,694s
B. 0,928s
C. 0,631s
D. 0,580s
- Câu 31 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, có phương trình dao động lần lượt là \({x_1} = 7\cos \left( {5t + {\varphi _1}} \right)cm;{x_2} = 3\cos \left( {5t + {\varphi _2}} \right)cm\). Gia tốc cực đại lớn nhất mà vật có thể đạt là?
A. 250cm/s2
B. 25m/s2
C. 2,5cm/s2
D. 0,25m/s2
- Câu 32 : Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = acos20πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 50cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách AM là:
A. 7,5cm
B. 2,5cm
C. 5cm
D. 4cm
- Câu 33 : Sóng dừng được tạo thành trên một sợi dây đàn hồi có phương trình \(u = 2\sin \frac{{\pi x}}{4}cos\left( {20\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\), trong đó u là li độ dao động của một phần tử trên dây là vị trí cân bằng của nó cách gốc toạ độ O một đoạn bằng x (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên sợi dây này bằng
A. 80cm/s
B. 40cm/s
C. 20cm/s
D. 60cm/s
- Câu 34 : Cho mạch điện gồm điện trở R = 100Ω, tụ điện và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định có tần số 50Hz. Khi L = L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây đạt cực đại và tại thời điểm t, điện áp hai đầu tụ điện là uC = -40V, điện áp hai đầu cuộn dây là uL = 200V. Giá trị L0 bằng:
A. \({L_0} = \frac{1}{{2\pi }}H\)
B. \({L_0} = \frac{1}{\pi }H\)
C. \({L_0} = \frac{{2,5}}{\pi }H\)
D. \({L_0} = \frac{2}{\pi }H\)
- Câu 35 : Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM nối tiếp MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở R nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB có cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở r. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 c{\rm{os}}\omega t(V)\). Biết \(R = r = \sqrt {\frac{L}{C}} \) ; điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB lớn gấp \(n = \sqrt 3 \) điện áp hai đầu AM. Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị là:
A. 0,886
B. 0,755
C. 0,866
D. 0,975
- Câu 36 : Bằng đường dây truyền tải 1 pha điện năng từ 1 nhà máy phát điện được truyền đến nơi tiêu thụ là 1 khu chung cư. Người ta thấy nếu tăng điện áp hiệu dụng nơi phát từ U lên 2U thì số hộ dân có đủ điện để tiêu thụ tăng từ 80 hộ lên 95 hộ. Biết rằng chỉ có hao phí trên đường truyền tải là đáng kể và các hộ dân tiêu thụ điện năng là như nhau và công suất nơi phát không đổi. Nếu thay thế sợi dây trên bằng sợi dây siêu dẫn để tải điện thì số hộ dân có đủ điện tiêu thụ là bao nhiêu?
A. 100
B. 110
C. 160
D. 175
- Câu 37 : Khung dây gồm N = 250 vòng quay đều trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 2.10-2T. Vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) vuông góc với trục quay của khung. Diện tích mỗi vòng dây là S = 400cm2. Biên độ của suất điện động cảm ứng trong khung E0 = 4π (V) = 12,56 (V). Chọn gốc thời gian t = 0 lúc pháp tuyến của khung song song và cùng chiều với \(\overrightarrow B \). Độ lớn của suất điện động cảm ứng ở thời điểm t = 1/40s là
A. 12,96V
B. 12,26V
C. 6,48V
D. 12,56V
- Câu 38 : Trong thí nghiệm Yang về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng F phát ra đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 500nm và λ2 = 750nm. Kích thước vùng giao thoa trên màn L = 30mm đối xứng hai bên vân trung tâm O. Số vạch màu quan sát được trên vùng giao thoa là:
A. 41
B. 42
C. 52
D. 31
- Câu 39 : Đặt điện áp u = U0cos100πt vào hai đầu đoạn mạch AB theo thứ tự gồm R, cuộn dây thuần cảm L và tụ C nối tiếp. Gọi M là điểm nối giữa R và L. Điện áp tức thời của đoạn mạch AM (chứa R) và MB (chứa L và C) tại thời điểm t1 là \({u_{AM}} = 60V;{u_{MB}} = 15\sqrt 7 V\) và tại thời điểm t2 là \({u_{AM}} = 40\sqrt 3 V;{u_{MB}} = 30V\). Giá trị của U0 bằng:
A. 100V
B. \(50\sqrt 2 V\)
C. \(25\sqrt 2 V\)
D. \(100\sqrt 2 V\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất