Trắc nghiệm Vật Lí 11 Dòng điện trong chất khí và...
- Câu 1 : Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các:
A. electron theo chiều điện trường
B. ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường
C. ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường
D. ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường
- Câu 2 : Đường đặc trưng vôn – ampe của chất khí có dạng:
A.
B.
C.
D.
- Câu 3 : Khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế, nhận xét nào sau đây là sai:
A. Khi tăng dần hiệu điện thế từ giá trị 0 đến sự phóng điện chỉ sảy ra khi có tác nhân ion hóa, đó là sự phóng điện tự lực
B. Khi U cường độ dòng điện đạt giá trị bão hòa dù U có tăng
C. Khi U > thì cường độ dòng điện giảm đột ngột
D. Đường đặc tuyến vôn – ampe không phải là đường thẳng
- Câu 4 : Chọn một đáp án sai
A. Trong quá trình phóng điện thành tia chỉ có sự ion hóa do va chạm
B. Sự phóng điện trong chất khí thường kèm theo sự phát sáng
C. Trong không khí tia lửa điện hình thành khi có điện trường rất mạnh cỡ V/m
D. Hình ảnh tia lửa điện không liên tục mà gián đoạn
- Câu 5 : Chọn một đáp án sai:
A. Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực
B. Hồ quang điện xảy ra trong chất khí ở áp suất cao
C. Hồ quang điện sảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa 2 điện cực có hiệu điện thế không lớn
D. Hồ quang điện kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh
- Câu 6 : Khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế trong quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí đáp án nào sau đây là sai:
A. Khi U nhỏ, I tăng theo U
B. Khi U đủ lớn, I đạt giá trị bão hòa
C. U quá lớn, thì I tăng nhanh theo U
D. Với mọi giá trị của U, thì I tăng tỉ lệ thuận với U theo định luật Ôm
- Câu 7 : Chọn một đáp án đúng
A. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và âm
B. Dòng điện trong chất khí không phụ thuộc vào hiệu điện thế
C. Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất thường tăng lên khi hiệu điện thế tăng
D. Dòng điện chạy qua không khí ở hiệu điện thế thấp khi không khí được đốt nóng, hoặc chịu tác dụng của tác nhân ion hóa
- Câu 8 : Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và electron tự do là dòng điện trong môi trường:
A. chất khí
B. chân không
C. kim loại
D. chất điện phân
- Câu 9 : Đặc tuyến vôn – ampe của chất khí khi có dòng điện chạy qua có dạng như hình vẽ.
A. OA
B. AB
C. BC
D. OA và AB
- Câu 10 : Đặc tuyến vôn – ampe của chất khí có dòng điện chạy qua có dạng như hình vẽ câu hỏi 11. Ở đoạn nào hạt tải điện được tạo ra bởi ion hóa do va chạm:
A. OA
B. AB
C. BC
D. AB và BC
- Câu 11 : Đặc tuyến vôn – ampe của chất khí khi có dòng điện chạy qua có dạng như hình vẽ câu hỏi 11. Ở đoạn nào có sự phóng điện không tự lực?
A. OA
B. AB
C. BC
D. OA và AB
- Câu 12 : Đặc tuyến vôn – ampe của chất khí khi có dòng điện chạy qua có dạng như hình vẽ câu hỏi 11. Ở đoạn nào có sự phóng điện tự lực?
A. OA
B. AB
C. BC
D. không có đoạn nào
- Câu 13 : Các hiện tượng: tia lửa điện, sét, hồ quang điện, hiện tượng nào là quá trình phóng điện tự lực:
A. tia lửa điện
B. sét
C. hồ quang điện
D. cả 3 đều đúng
- Câu 14 : Các hiện tượng: tia lửa điện, sét, hồ quang điện, hiện tượng nào sảy ra do tác dụng của điện trường rất mạnh trên V/m:
A. tia lửa điện
B. sét
C. hồ quang điện
D. tia lửa điện và sét
- Câu 15 : Các hiện tượng: tia lửa điện, sét, hồ quang điện, hiện tượng nào có sự phát xạ nhiệt electron:
A. tia lửa điện
B. sét
C. hồ quang điện
D. cả 3 đều đúng
- Câu 16 : Sự phóng điện thành miền của chất khí xảy ra trong các điều kiện nào:
A. áp suất cao cỡ chục atm; hiệu điện thế thấp cỡ chục vôn
B. áp suất ở đktc, hiệu điện thế cao cỡ kilôvôn
C. áp suất thấp dưới 1mmHg, hiệu điện thế cỡ trăm vôn
D. áp suất cao cỡ chục atm; hiệu điện thế cao cỡ kilôvôn
- Câu 17 : Trong sự phóng điện thành miền, nếu giảm áp suất rất thấp cỡ mmHg thì có hiện tượng gì:
A. miền tối catốt giảm bớt
B. Cột sáng anốt chiếm toàn bộ ống khí
C. miền tối catốt chiếm toàn bộ ống khí
D. cột sáng anốt giảm bớt
- Câu 18 : So sánh bản chất thì dòng điện trong các môi trường nào do cùng một loại hạt tải điện tạo nên:
A. kim loại và chân không
B. chất điện phân và chất khí
C. chân không và chất khí
D. không có hai môi trường như vậy
- Câu 19 : Chọn một đáp án sai khi nói về dòng điện trong chân không:
A. dòng điện trong chân không chỉ đi theo một chiều từ anot sang catot
B. sau khi bứt khỏi catot của ống chân không chịu tác dụng của điện trường electron chuyển động từ catot sang anot
C. dòng điện trong chân không là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường
D. khi nhiệt độ càng cao thì cường độ dòng điện bão hòa càng lớn
- Câu 20 : Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chân không vào hiệu điện thế được biểu diễn bởi đồ thị nào sau đây:
A.
B.
C.
D.
- Câu 21 : Tia catốt là chùm:
A. electron phát ra từ anot bị nung nóng
B. electron phát ra từ catot bị nung nóng
C. ion dương phát ra từ catot bị nung nóng
D. ion âm phát ra từ anot bị nung nóng
- Câu 22 : Chọn một đáp án sai khi nói về tính chất của tia catot
A. làm phát quang một số chất khi đập vào chúng
B. mang năng lượng
C. bị lệch trong điện từ trường
D. phát ra song song với mặt catot
- Câu 23 : Tính chất nào sau đây không phải của tia catot:
A. tác dụng lên kính ảnh
B. có thể đâm xuyên các lá kim loại mỏng
C. ion hóa không khí
D. không bị lệch trong điện từ trường
- Câu 24 : Cặp nhiệt điện sắt – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 50,4µV/K và điện trở trong r = 0,5Ω được nối với điện kế G có điện trở R = 19,5Ω. Đặt mối hàn thứ nhất vào trong không khí ở nhiệt độ C, mối hàn thứ 2 trong bếp có nhiệt độ C. Tính hiệu điện thế hai đầu điện kế G:
A. 14,742mV
B. 14,742µV
C. 14,742nV
D. 14,742V
- Câu 25 : cặp nhiệt điện đồng – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 41,8µV/K và điện trở trong r = 0,5Ω. Nối cặp nhiệt điện này với điện kế có điện trở R = 30Ω rồi đặt mối hàn thứ nhất ở không khí có nhiệt độ C, mối hàn thứ hai trong lò điện có nhiệt độ C. Cường độ dòng điện chạy qua điện kế là:
A. 0,52mA
B. 0,52µA
C. 1,04mA
D. 1,04µA
- Câu 26 : Trong các bán dẫn loại nào mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do:
A. bán dẫn tinh khiết
B. bán dẫn loại p
C. bán dẫn loại n
D. hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n
- Câu 27 : Trong các bán dẫn loại nào mật độ electron tự do lớn hơn mật độ lỗ trống:
A. bán dẫn tinh khiết
B. bán dẫn loại p
C. bán dẫn loại n
D. hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n
- Câu 28 : Trong các bán dẫn loại nào mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống bằng nhau
A. bán dẫn tinh khiết
B. bán dẫn loại p
C. bán dẫn loại n
D. hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp