Đề ôn tập Chương 4 môn Lịch sử 12 năm 2021 Trường...
- Câu 1 : Tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm” là chủ trương của chiến dịch nào trong năm 1975?
A. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
C. Chiến dịch Tây Nguyên.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Câu 2 : Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã để lại cho nhân dân ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, bài học mang tính thời sự và vận dụng vào giai đoạn hiện nay là
A. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
B. Đoàn kết tàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân.
C. Tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời.
D. Kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự.
- Câu 3 : Để tiến hành những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975), Việt Nam đã sử dụng hai hình thức đấu tranh chủ yếu nào?
A. Đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh kinh tế.
B. Đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh bình vận.
C. Đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị.
D. Đấu tranh ngoại giao kết hợp đấu tranh quân sự.
- Câu 4 : Bài học kinh nghiệm nào trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) được Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục vận dụng trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)?
A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước với quốc tế.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị, chiên tranh du kích với đâu tranh vũ trắng và dân vận.
C. Tăng cường đoàn kết trong nước và quốc tế thông qua các hình thức mặt trận thống nhất.
D. Phát huy sự đoàn kết của ba nước Đông Dương, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế.
- Câu 5 : Điểm khác biệt trong hoạt động ngoại giao của ta giai đoạn 1969 - 1973 so với giai đoạn 1965 - 1968 là gì?
A. Từng bước đàm phán và buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari.
B. Từng bước đàm phán và buộc Mĩ rút hết quân về nước.
C. Từng bước đàm phán và buộc Mĩ phá bỏ các căn cứ quân sự.
D. Từng bước đàm phán và buộc Mĩ ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.
- Câu 6 : Để tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã
A. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
B. Ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam.
C. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
D. Sử dụng chiến thuật “tìm diệt” và “bình định”.
- Câu 7 : “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu của Mỹ?
A. Phản ứng linh hoạt.
B. Ngăn đe thực tế.
C. Bên miệng hố chiến tranh.
D. Chính sách thực lực.
- Câu 8 : Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?
A. “Cam kết và mở rộng”.
B. “Bên miệng hố chiến tranh”.
C. “Ngăn đe thực tế”.
D. “Phản ứng linh hoạt”.
- Câu 9 : Nguyên tắc quan trọng của tổ chức Liên hợp quốc cũng là điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương, Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam là:
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
B. Tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội.
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
D. Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
- Câu 10 : Nội dung cơ bản nhất trong Hiệp định Pari (1973) phù hợp với nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc hiện nay?
A. Hoa kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B. Hoa kì rút hết quân đội và quân các nước đồng minh về nước.
C. Nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua Tổng tuyển cử tự do.
D. Hai bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Câu 11 : Hiệp định Pari về Việt Nam (27-1-1973) được kí kết có ý nghĩa gì?
A. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
B. Góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng với miền Nam có lợi cho cách mạng.
C. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
D. Đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.
- Câu 12 : “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, đó là tinh thần và khí thế của quân và dân ta trong chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Tây Nguyên.
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.
- Câu 13 : Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” vì đã
A. Có tác động lớn đến nội bộ của nước Mỹ và cục diện thế giới.
B. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai thế hệ thống xã hội đối lập.
C. Hạ nhiệt tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
D. Làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn bao trùm thế giới.
- Câu 14 : Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) đã đưa Việt Nam trở thành nước
A. đầu tiên trên thế giới thống nhất đất nước từ sau năm 1945.
B. đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới trên phạm vi thế giới.
C. đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi thế giới.
D. đầu tiên tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.
- Câu 15 : Điều khoản nào trong Hiệp định Pari có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?
A. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.
B. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội.
C. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự.
D. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
- Câu 16 : Thực tiễn đấu tranh ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể rút ra bài học là gì?
A. Thắng lợi trên bàn đàm phán thúc đẩy chiến thắng quân sự.
B. Thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi trên bàn đàm phán.
C. Thắng lợi quân sự có tác động đến thắng lợi trên bàn đàm phán.
D. Thắng lợi trên bàn đàm phán ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản.
- Câu 17 : Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari năm 1973, bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho vấn đề ngoại giao hiện nay?
A. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
B. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao.
C. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao.
D. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao.
- Câu 18 : Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là
A. Đối tượng tiêu diệt.
B. Lực lượng quân đội nòng cốt.
C. Phương pháp chiến tranh.
D. Kết quả.
- Câu 19 : Đâu là tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)?
A. Đội quân áo dài.
B. Đội quân áo bà ba.
C. Đội quân tóc dài.
D. Đội quân du kích.
- Câu 20 : Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?
A. Cuộc đấu tranh phản đối chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật (5-1963).
B. Các tăng ni Phật tử biểu tình, yêu cầu Nghị viện xác định lập trường đối với những yêu sách của Phật giáo (5-1963).
C. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (6-1963).
D. Cuộc đàn áp các tín đồ Phật giáo của chính quyền Sài Gòn (5-1963).
- Câu 21 : Sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) đã có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?
A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
B. Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu.
C. Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu.
D. Làm phá sản chiến lược toàn cầu.
- Câu 22 : Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là
A. Sự lo sợ của Mĩ trước những thắng lợi của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận.
B. Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình.
C. Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn.
D. Do áp lực từ dư luận quốc tế.
- Câu 23 : Đâu không phải là nguyên nhân khiến sau chiến thắng Ấp Bắc (1963) một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam?
A. Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “chiến tranh đặc biệt".
B. Lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ bị đánh sụp.
C. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có bước trưởng thành vượt bậc.
D. Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
- Câu 24 : Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
A. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ.
B. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
C. Nội chiến giữa hai miền Nam.
D. Chiến tranh giới hạn.
- Câu 25 : Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
A. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại.
B. Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam.
C. Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam.
D. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố.
- Câu 26 : Dữ kiện nào không phải là nội dung của Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam?
A. Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đội Sài Gòn trong 60 ngày.
B. Hoa Kỳ cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam.
C. Hai bên ngưng bán, tiến hành trao đổi tù binh và dân thường bị bắt.
D. Hoa Kỳ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
- Câu 27 : Thắng lợi nào của nhân dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút"?
A. Đại thắng mùa Xuân 1975.
B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
C. Hiệp định Paris được ký kết 1973
D. Chiến thắng Phước Long đầu năm 1975.
- Câu 28 : Trong thời kỳ 1954 - 1975, đâu là nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?
A. Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
B. Ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.
C. Hiệp định Giơnevơ chia Việt Nam thành hai miền.
D. Sự chi phối của cục diện thế giới hai cực, hai phe.
- Câu 29 : Nhận định nào sau đây đúng nhất về hình thái của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975?
A. đi từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.
B. đi từ đấu tranh chính trị hòa bình lên khởi nghĩa từng phần.
C. đi từ tiến công chiến lược lên tổng tiến công chiến lược.
D. đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
- Câu 30 : Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A. Lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công.
B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng.
C. Kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang.
D. Kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc.
- Câu 31 : Quá trình kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
A. Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
B. Cách thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
C. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.
D. Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
- Câu 32 : Sau Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng vì?
A. Ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát.
B. Vùng giải phóng được mở rộng và phát triển về mọi mặt.
C. Miền Bắc đã chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn về nhân lực và vật lực.
D. Quân Mĩ và đồng minh của Mĩ rút khỏi miền Nam.
- Câu 33 : Hai nhân vật có vai trò quan trọng trong việc kí kết Hiệp định Paris - được mệnh danh là những “huyền thoại ngoại giao” – đối với cả ta và Mĩ. Họ là ai?
A. Nguyễn Hữu Thọ và H. Kissinger.
B. Lê Hữu Thọ và H. Kissinger.
C. Lê Đức Thọ và H. Kissinger.
D. Nguyễn Đức Thọ và H. Kissinger.
- Câu 34 : Ai là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1973
A. Xuân Thủy.
B. Lê Đức Thọ.
C. Nguyễn Thị Bình.
D. Nguyễn Duy Trinh.
- Câu 35 : Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân - hè 1965 có tác động như thế nào đến chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"?
A. Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.
B. Làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C. Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
D. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch.
- Câu 36 : “Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?
A. Cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo.
B. Phá ấp chiến lược.
C. Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên.
D. Cuộc đấu tranh chống càn quét.
- Câu 37 : Cách thức kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác nhau?
A. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống của dân tộc với sức mạnh hiện tại.
B. Huy động mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi.
C. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
D. Lấy đấu tranh quân sự làm yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
- Câu 38 : Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là:
A. Có sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
B. Lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi.
C. Có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và nhân loại tiến bộ.
D. Có sự kết hợp đấu tranh quân sự chính trị và ngoại giao.
- Câu 39 : So với hiệp định Giơnevơ năm 1954 nội dung của hiệp định Paris năm 1973 có điểm khác biệt gì?
A. Không quy định vùng chiếm đóng quân riêng biệt.
B. Quy định vùng đóng quân riêng biệt.
C. Các nước cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
D. Để nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12