Đề lý thuyết số 06 ( có video chữa)
- Câu 1 : Chọn phát biểu đúng. Vận tốc truyền âm:
A Có giá trị cực đại khi truyền trong chân không và bằng 3.108m/s
B Tăng khi mật độ vật chất của môi trường giảm.
C Tăng khi độ đàn hồi của môi trường càng lớn.
D Giảm khi nhiệt độ của môi trường tăng.
- Câu 2 : Chọn phát biểu đúng. Âm thanh:
A Chỉ truyền trong chất khí.
B Truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí.
C Truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không.
D Không truyền được trong chất rắn.
- Câu 3 : Sóng âm là sóng cơ học có tần số khoảng:
A 16Hz đến 20KHz
B 16Hz đến 20MHz
C 16Hz đến 200KHz
D 16Hz đến 2KHz
- Câu 4 : Siêu âm là âm thanh:
A tần số lớn hơn tần số âm thanh thông thường.
B cường độ rất lớn có thể gây điếc vĩnh viễn.
C tần số trên 20.000Hz
D truyền trong mọi môi trường nhanh hơn âm thanh thông thường.
- Câu 5 : Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là:
A Cường độ âm.
B Độ to của âm.
C Mức cường độ âm.
D Năng lượng âm.
- Câu 6 : Hai âm có cùng độ cao là hai âm có:
A Cùng tần số
B Cùng biên độ
C Cùng bước sóng
D Cùng độ to
- Câu 7 : Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm cho ta phân biệt được hai âm
A có cùng biên độ phát ra do cùng một loại nhạc cụ.
B có cùng biên độ do hai loại nhạc cụ ≠ nhau phát ra.
C có cùng tần số phát ra do cùng một loại nhạc cụ.
D có cùng tần số do hai loại nhạc cụ khác nhau phát ra
- Câu 8 : Điều nào sau đây sai khi nói về sóng âm ?
A Sóng âm truyền dược trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
B Sóng âm là sóng có tần số từ 16Hz đến 2KHz.
C sóng âm không truyền được trong chân không.
D Sóng âm là sóng có tần số từ 16Hz đến 20000Hz.
- Câu 9 : Điều nào sau đây SAI khi nói về đặc trưng sinh lí của âm?
A Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm.
B Âm sắc phụ thuộc vào các đặc tính vật lí của âm là biên độ và tần số của âm.
C Độ to của âm phụ thuộc mức cường độ âm.
D Độ to của âm phụ thuộc và tần số âm
- Câu 10 : Khi hai nhạc sĩ cùng đánh một bản nhạc ở cùng một độ cao nhưng hai nhạc cụ khác nhau là đàn Piano và đàn Organ, ta phân biệt được trường hợp nào là đàn Piano và trường hợp nào là đàn Organ là do:
A Tần số và biên độ âm khác nhau.
B Tần số và năng lượng âm khác nhau.
C Biên độ và cường độ âm khác nhau.
D Tần số và cường độ âm khác nhau.
- Câu 11 : Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng:
A Cường độ âm.
B Biên độ dao động của âm.
C Mức cường độ âm.
D Mức áp suất âm thanh.
- Câu 12 : Âm sắc là:
A Màu sắc của âm thanh.
B Một tính chất của âm giúp ta phân biệt các nguồn âm.
C Một tính chất sinh lí của âm.
D Một tính chất vật lí của âm.
- Câu 13 : Độ cao của âm là:
A Một tính chất vật lí của âm.
B Một tính chất sinh lí của âm.
C Vừa là tính chất sinh lí, vừa là tính chất vật lí.
D Đặc trưng sinh lí của âm
- Câu 14 : Độ to là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào:
A Vận tốc âm.
B Bước sóng và năng lượng âm.
C Mức cường độ âm.
D Vận tốc và bước sóng.
- Câu 15 : Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào:
A Vận tốc âm.
B Tần số và biên độ âm.
C Bước sóng.
D Bước sóng và năng lượng âm.
- Câu 16 : Độ cao của âm là đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào:
A Vận tốc truyền âm.
B Biên độ âm.
C Tần số âm.
D Năng lượng âm.
- Câu 17 : Các đặc tính sinh lí của âm gồm:
A Độ cao, âm sắc, năng lượng.
B Độ cao, âm sắc, cường độ.
C Độ cao, âm sắc, biên độ.
D Độ cao, âm sắc, độ to.
- Câu 18 : Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng phavới nhau gọi là
A bước sóng.
B chu kỳ.
C vận tốc truyền sóng.
D độ lệch pha.
- Câu 19 : Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm
A chỉ phụ thuộc vào biên độ.
B chỉ phụ thuộc vào tần số.
C chỉ phụ thuộc vào cường độ âm.
D phụ thuộc vào tần số và biên độ.
- Câu 20 : Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm nang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nướcvà nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ
A dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại
B dao động với biên độ cực tiểu
C dao động với biên độ cực đại
D không dao động
- Câu 21 : Một sóng cơ học có tần số f = 1000 Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là
A sóng siêu âm.
B sóng âm.
C sóng hạ âm.
D chưa đủ điều kiện để kết luận.
- Câu 22 : Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào?
A Sóng cơ học có tần số 10Hz.
B Sóng cơ học có tần số 30kHz.
C Sóng cơ học có chu kỳ 0ms.
D Sóng cơ học có chu kỳ 2,0ms.
- Câu 23 : Phát biểu nào là không đúng?
A Sóng âm là sóng cơ có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20kHz.
B Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz.
C Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20kHz.
D Sóng âm thanh bao gồm cả sóng âm, hạ âm và siêu âm.
- Câu 24 : Vận tốc âm trong môi trường nào là lớn nhất?
A Môi trường không khí loãng.
B Môi trường không khí.
C Môi trường nước nguyên chất
D Môi trường chất rắn.
- Câu 25 : Ở các rạp hát người ta thường ốp tường bằng các tấm nhung, dạ. Người ta làm như vậy để làm gì ?
A Để âm được to.
B Nhung, dạ phản xạ trung thực âm đi đến nên dùng để phản xạ đến tai người được trung thực.
C Để âm phản xạ thu được là những âm êm tai.
D Để giảm phản xạ âm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất