- Ôn tập Sóng cơ học - Đề 3
- Câu 1 : Một nguồn phát sóng cơ dao động với phương trình u = 2. cos(10πt) (cm). Trong thời gian 8 (s), sóng truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?
A 60
B 20
C 80
D 40
- Câu 2 : Đối với sóng truyền theo một phương thì những điểm dao động nghịch pha nhau cách nhau một khoảng
A $$d = (2k + 1){\lambda \over 2}$$
B d = (2k + 1)/2 λ
C d = k/2λ
D d = kλ
- Câu 3 : Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là vận tốc truyền sóng, f là tần số của sóng. Nếu d = (2n + 1) ; ( n = 0,1,2…) thì hai điểm sẽ:
A Dao động cùng pha
B dao động ngược pha
C Dao động vuông pha
D Không xác định được
- Câu 4 : Một mũi nhọn S chạm vào mặt nước dao động điều hoà với tần số f = 40Hz. Người ta thấy rằng hai điểm A và B trên mặt nước cùng nằm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng a = 20cm luôn dao động ngược pha nhau. Biết tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 3m/s đến 5m/s. Tốc độ đó là:
A 3,5m/s
B 4,2m/s
C 5m/s
D 3,2m/s
- Câu 5 : Một mũi nhọn S chạm nhẹ vào mặt nước dao động điều hòa với tần số 20 Hz thì thấy hai điểm A và B trên mặt nước cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau một khoảng d = 10 cm luôn luôn dao động ngược pha với nhau. Tốc độ truyền sóng có giá trị (0,8 m/s ≤ v ≤ 1 m/s) là:
A v = 0,8 m/s
B v = 1 m/s
C v = 0,9 m/s
D 0,7m/s
- Câu 6 : Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động với tần số f theo phương vuông góc với sợi dây với tốc độ truyền sóng v = 20 m/s. Hỏi tần số f phải có giá trị nào để một điểm M trên dây và cách A một đoạn 1 m luôn luôn dao động cùng pha với A. Cho biết tần số 20Hz ≤ f ≤ 50 Hz.
A 10 Hz hoặc 30 Hz
B 20 Hz hoặc 40 Hz
C 25 Hz hoặc 45 Hz
D 30 Hz hoặc 50 Hz
- Câu 7 : Một điểm O trên mặt nước dao động với tần số 20Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt nước thay đổi từ 0,8m/s đến 1m/s. Trên mặt nước hai điểm A và B cách nhau 10cm trên phương truyền sóng luôn luôn dao dộng ngược pha nhau. Bước sóng trên mặt nước là:
A 4cm.
B 16cm
C 25cm
D 5cm.
- Câu 8 : Một sóng ngang truyền trên trục Ox được mô tả bỡi phương trình u = Acos2π (ft – x/λ) trong đó x,u được đo bằng cm và t đo bằng s. Tốc độ dao động cực đại của phần tử môi trường lớn gấp 4 lần tốc độ truyền sóng, nếu:
A λ =
B λ =
C λ = π.A
D λ = 2πA
- Câu 9 : Một sợi đây đàn hồi hai đầu cố định được kích thích dao động với tần số không đổi. Khi lực căng của sợi dây là 2,5N thì trên dây có sóng dừng, tăng dần lực căng đến giá trị 3,6N thì thấy xuất hiện sóng dừng lần tiếp theo. Biết tốc độ truyền sóng trên dây tỉ lệ với căn bậc hai giá trị lực căng của sợi dây. Lực căng lớn nhất để trên sợi dây xuất hiện sóng dừng là
A 90N.
B 15N.
C 18N.
D 130N.
- Câu 10 : Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng tần số 20Hz và cùng pha. Cho AB = 7,5cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Trên đường tròn tâm A bán kính AB, vị trí mà các phần tử chất lỏng ở đó dao động với biên độ cực đại cách AB một khoảng nhỏ nhất bằng
A 3,50cm.
B 3,30cm.
C 3,40cm.
D 3,20cm.
- Câu 11 : Trên một sợi dây có chiều dài 120cm, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 4 bụng sóng. Khoảng cách giữa hai phần tử gần nhau nhất trên sợi dây dao động cùng pha nhau và có cùng biên độ bằng một nửa biên độ của phần tử tại điểm bụng là
A 60cm.
B 10cm.
C 30cm.
D 20cm.
- Câu 12 : Sóng cơ truyền từ A đến B trên sợi dây AB rất dài với tốc độ 20m/s. Tại điểm N trên dây cách A 75cm, các phần tử ở đó dao động với phương trình uN = 3cos(20π.t) cm, t tính bằng s. Bỏ qua sự giảm biên độ. Phương trình dao động của phần tử tại điểm M trên dây cách A 50cm là
A uM = 3cos(20π.t + π/4) cm.
B uM = 3cos(20π.t + π/2) cm.
C uM = 3cos(20π.t – π/4) cm.
D uM = 3cos(20π.t – π/2) cm.
- Câu 13 : Người ta tạo sóng dừng trên một sợi dây căng ngang giữa hai điểm cố định. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng trên dây là
A 100Hz
B 50Hz.
C 125Hz.
D 75Hz.
- Câu 14 : Một người đứng ở bên đường đo tần số tiếng còi của một xe ô tô. Khi xe lại gần người đó đo được tần số âm là 724 Hz và khi xe đi ra xa đo được 606 Hz. Biết tốc độ âm thanh trong không khí là 340 m/s. Tốc độ của xe ô tô đó là
A v = 108,6 km/h.
B v = 30,2 km/h.
C v = 72 km/h.
D v = 36 km/h.
- Câu 15 : Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với bước sóng λ. M là một điểm nút, N là một điểm bụng và P là điểm gần M nhất mà trong một chu kỳ, thời gian li độ của N nhỏ hơn biên độ của P là 2T/3. Khoảng cách MP bằng
A λ/3.
B 2λ/3
C λ/6
D λ/12
- Câu 16 : Trên mặt nước có hai nguồn sóng S1S2 cách nhau 12cm, đang dao động cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Biết tần số dao động của nguồn sóng là 10 Hz và tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20cm/s. M và N là hai điểm khác nhau cùng nằm trên đường trung trực của đoạn S1 S2 và đều các S1 10cm. Số điểm dao động vuông pha với hai nguồn sóng trên đoạn MN là
A 16.
B 12.
C 10.
D 8
- Câu 17 : Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10 Hz , dao động truyền đi với vận tốc 0,4 m/s trên phương Ox . Trên phương này có 2 điểm P và Q theo chiều truyền sóng với PQ = 15 cm. Cho biên độ sóng a = 1 cm và biên độ không thay đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ u = 0,5 cm và đang chuyển động theo chiều âm thì Q sẽ có li độ và chiều chuyển động tương ứng là:
A uQ = cm, theo chiều dương.
B uQ = − cm, theo chiều âm.
C uQ = cm, theo chiều âm.
D uQ = − 0,5 cm, theo chiều dương.
- Câu 18 : Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 10cm, dao động cùng pha, cùng tần số f = 15 Hz. Gọi Δ là đường trung trực của AB. Xét trên đường tròn đường kính AB, điểm mà phần tử ở đó dao động với biên độ cực tiểu cách Δ khoảng nhỏ nhất là 1,4 cm. Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng trên bằng
A 0,42 m/s.
B 0,84 m/s.
C 0,30 m/s.
D 0,60 m/s.
- Câu 19 : Một nguồn âm S có công suất P phát sóng đều theo mọi phương. Hai điểm A, B nằm trên nửa đường thẳng xuất phát từ S. Mức cường độ âm tại A là 80 dB, tại B là 60 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của AB là
A 65 dB
B 75 dB.
C 72 dB.
D 70 dB.
- Câu 20 : Đặt một nguồn âm sát miệng một ống hình trụ đặt thẳng đứng cao 1,8 m. Đổ dần nước vào ống trụ đến độ cao 80 cm so với đáy, thì nghe thấy âm to nhất. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Trong khoảng từ 300 Hz đến 500 Hz, tần số f của nguồn âm nhận giá trị nào sau đây ?
A 319 Hz.
B 354 Hz
C 496 Hz.
D 425 Hz.
- Câu 21 : Có hai điểm A và B trên cùng phương truyền sóng trên mặt nước, cách nhau một phần tư bước sóng. Tại thời điểm nào đó mặt thoáng ở A và B đang cao hơn vị trí cân bằng lần lượt là 3,0 mm và 4,0 mm. Biên độ dao động của sóng là
A 7,0 mm.
B . 3,0 mm.
C 5,0 mm
D 4,0 mm
- Câu 22 : Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 100 cm dao động ngược pha, cùng chu kì 0,1 s. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng v = 3 m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B. Để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì M cách B một đoạn nhỏ nhất bằng
A 20 cm.
B 10,56 cm.
C 29,17 cm.
D 15,06 cm.
- Câu 23 : Tại một nơi bên bờ vực sâu, một người thả rơi một viên đá xuống vực, sau thời gian 2s thì người đó nghe thấy tiếng viên đá va vào đáy vực. Coi chuyển động rơi của viên đá là rơi tự do, lấy g = 10m/s2; tốc độ âm trong không khí là 340m/s. Độ sâu của đáy vực là
A 340m.
B 20m.
C 680m.
D 19m.
- Câu 24 : Một sóng cơ truyền trên mặt nước có tần số 40 Hz, khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng kế tiếp trên một phương truyền sóng và ở cùng một phía so với nguồn là 1,5m. Tốc độ truyền sóng bằng:
A 15m/s
B 18 m/s
C 16 m/s
D 12 m/s
- Câu 25 : Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp tại A và B cách nhau 20 cm dao động với phương trình uA = uB = 5cos20πt (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng 36 cm/s. Một điểm M trên đoạn AB cách A là 10,3cm dao động với biên độ bằng:
A 10cm
B 5√2 cm
C 5 cm
D 5√3 cm
- Câu 26 : Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là vận tốc truyền sóng, f là tần số của sóng. Nếu d = (2n + 1) ; ( n = 0,1,2…) thì hai điểm sẽ:
A Dao động cùng pha
B dao động ngược pha
C Dao động vuông pha
D Không xác định được
- Câu 27 : Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng, theo thứ tự xa dần của một nguồn âm điểm. Cho rằng không khí không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A, B, C lần lượt là 70 dB, 56 dB và 40 dB. Khoảng cách giữa hai điểm A và B là 40 m, khoảng cách giữa hai điểm B và C là
A 31,6 m.
B 60,0 m.
C 100 m.
D 265 m.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất