Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 27 Tổng kết lịch sử Việ...
- Câu 1 : Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam có những mâu thuẫn cơ bản nào?
A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp; mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với bọn địa chủ phong kiến
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam với thực dân Pháp
D. Mâu thuẫn giữa công nhân Việt Nam với đế quốc Pháp
- Câu 2 : So với phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 thì phong trào công nhân trong những năm 1926 - 1929 có những điểm nào tiến bộ?
A. Đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm
B. Đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương
C. Đấu tranh đòi tất cả các quyền lợi về kinh tế
D. Đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế kết hợp với đòi quyền lợi về chính trị
- Câu 3 : Từ năm 1925 - 1930, có sự kiện nào có tác dụng trực tiếp đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
B. Ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam
C. Nguyễn Ái Quốc về nước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
D. Sự chấm dứt hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng
- Câu 4 : Vấn đề khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị Đảng tháng 10/1930 là gì?
A. Về con đường cách mạng Việt Nam
B. Về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng Việt Nam
C. Về vị trí và cách mạng Việt Nam
D. Câu A và B đều đúng
- Câu 5 : Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1936 - 1939 là gì?
A. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
B. Đòi các quyền tự do dân chủ
C. Giải phóng dân tộc là mục tiêu hàng đầu
D. Tất cả các mục tiêu trên
- Câu 6 : Mặt trận Việt Minh ra đời trong sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Hội nghị lần 6 của Đảng (11/1939)
B. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 đến 15/8/1945)
C. Đại hội quốc dân Tân Trào - Tuyên Quang (16 đến 18/8/1945)
D. Hội nghị lần 8 của Đảng (10 đến 19/5/1941)
- Câu 7 : Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" được Đảng ta đề ra trong thời điểm lịch sử nào?
A. Đêm 9/3/1945
B. Ngày 12/3/1945
C. Ngày 14/8/1945
D. Ngày 19/8/1945
- Câu 8 : Sự kiện nào trong chiến tranh thế giới thứ hai có tác động tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng tháng Tám giành chính quyền nhanh chóng và ít đổ máu?
A. 19/5/1945, Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức
B. 8/8/1945, Hồng quân Liên Xô đánh bại một triệu quân Quan Đông Nhật
C. 14/8/1945, phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại
D. 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện
- Câu 9 : "... Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới... " Điều gì nói lên sự thật đó?
A. Pháp - Tưởng kí hòa ước Hoa - Pháp (25/2/1946) để Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc
B. Pháp đánh chiếm Hải Phòng (27/11/1946)
C. Pháp gửi tối hậu tự đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng (18/12/1946)
D. Câu A và B đúng
- Câu 10 : Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các đô thị nhằm thực hiện mục đích gì?
A. Phá tan âm mưu xâm lược ngay từ đầu của thực dân Pháp
B. Tiêu diệt sinh lực địch để kết thúc nhanh chiến tranh
C. Tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố, đảm bảo cho cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ rút về căn cứ cách mạng an toàn
D. Tất cả các mục đích trên
- Câu 11 : Chiến dịch nào dưới đây thể hiện cách đánh du kích ngắn này của ta?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị
B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1950
- Câu 12 : Ai là người trực tiếp nghiên cứu, phê chuẩn, chỉ đạo kế hoạch tác chiến từ Trung ương đến địa phương phục vụ cho chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
A. Trường Chinh
B. Võ Nguyên Giáp
C. Phạm Văn Đồng
D. Hồ Chí Minh
- Câu 13 : Ngày 3/3/1951, diễn ra sự kiện tiêu biểu nào thể hiện việc xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp?
A. Thành lập mặt trận Việt - Miên - Lào
B. Thành lập mặt trận Việt Minh
C. Thành lập Hội quốc dân Việt Nam
D. Thành lập mặt trận Liên Việt
- Câu 14 : Chiến dịch nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã làm phá sản kế hoạch Na - va?
A. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
B. Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954
C. Chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào (1951 - 1953)
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ
- Câu 15 : Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai của địch?
A. Phan Đình Giót
B. Bế Văn Đàn
C. Tô Vĩnh Diện
D. La Văn Cầu
- Câu 16 : Tên tướng nào của Pháp thực hiện kế hoạch đánh lên Việt Bắc lần thứ hai?
A. Bô - la - éc
B. Rơ - ve
C. Đờ - lát - đơ - Tát - xi - nhi
D. Đác - giăng - liơ
- Câu 17 : Đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất vào thời gian nào?
A. 1960 - 1964
B. 1965 - 1968
C. 1969 - 1973
D. 1965 - 1969
- Câu 18 : Chiến thắng nào của ta chứng tỏ rằng quân dân miền Nam đủ khả năng đánh bại quân chủ lực Mĩ?
A. Chiến thắng Ấp Bắc - Mĩ Tho
B. Chiến thắng Bình Giã - Bà Rịa
C. Chiến thắng Vạn Tường - Quảng Ngãi
D. Chiến thắng Ba Gia - Quảng Ngãi
- Câu 19 : Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở hội nghị Pari?
A. Trong chiến tranh đặc biệt
B. Trong chiến tranh cục bộ
C. Trong Việt Nam hóa chiến tranh
D. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
- Câu 20 : Phong trào đấu tranh chính trị của đồng bào miền Nam trong những năm 1969 - 1973 diễn ra rầm rộ nhất ở tỉnh, thành phố nào?
A. Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang
B. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn
C. Sài Gòn, Hà Nội, Huế
D. Sài Gòn, Nha Trang, Huế
- Câu 21 : Để ép ta nhân nhượng, kí một hiệp định do Mĩ đặt ra, Ních Xơn đã cho máy bay B52 đánh vào đâu trong 12 ngày đêm năm 1972?
A. Hà Nội, Nam Định
B. Hà Nội, Hải Phòng
C. Hà Nội, Thanh Hóa
D. Nghệ An, Hà Tĩnh
- Câu 22 : Sự kiện nào tác động đến Hội nghị Bộ Chính trị (từ 18/12/1974 đến 9/1/1975) để Hội nghị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975?
A. Chiến thắng ở Buôn Ma Thuột
B. Chiến thắng Tây Nguyên
C. Chiến thắng ở Huế - Đà Nẵng
D. Chiến thắng Quảng Trị
- Câu 23 : Trận chiến đấu gay go, quyết liệt nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh là trận nào?
A. Trận Phước Long và đường số 14
B. Trận đánh ở Phan Rang
C. Trận đánh ở Xuân Lộc
D. Trận đánh ở sân bay Tân Sơn Nhất
- Câu 24 : Tổng thống cuối cùng của ngụy Sài Gòn là:
A. Nguyễn Văn Thiệu
B. Dương Văn Minh
C. Trần Văn Hương
D. Nguyễn Cao Kỳ
- Câu 25 : Ngày 2/7/1976 gắn với lịch sử nước ta, đó là ngày:
A. Nước ta được hoàn toàn độc lập
B. Nước ta được công nhận là thành viên của Liên Hiệp Quốc
C. Ngày nước ta lấy tên là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
D. Tất cả đều đúng
- Câu 26 : Vừa thành lập, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với bao nhiêu nước?
A. 78 nước
B. 56 nước
C. 94 nước
D. 106 nước
- Câu 27 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng ta đã bầu ai làm Tổng Bí thư?
A. Trường Chinh
B. Đỗ Mười
C. Nguyễn Văn Linh
D. Phạm Văn Đồng
- Câu 28 : Nền tảng của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII là:
A. Giáo dục và đào tạo
B. Khoa học và công nghệ
C. Kinh tế và quốc phòng
D. Văn hóa và giáo dục
- Câu 29 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước ta là:
A. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
B. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam
C. Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước
D. Tất cả các nhân tố trên
- Câu 30 : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được chính thức thành lập vào năm nào?
A. Năm 1975
B. Năm 1976
C. Năm 1977
D. Năm 1978
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12