Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 35 Tính chất và cấu tạo...
- Câu 1 : Uran tự nhiên gồm 3 đồng vị chính là \(U_{238}\) có khối lượng nguyên tử 238,0508u ( chiếm 99,27%), \(U_{235}\) có khối lượng nguyên tử 235,0439u ( chiếm 0,72%), \(U_{234}\) có khối lượng nguyên tử 234,0409u ( chiếm 0,01%). Tính khối lượng trung bình
A. 238,0887 u.
B. 238,0587 u.
C. 237,0287 u
D. 238,0287 u.
- Câu 2 : Tìm số nguyên tử trong 1 g khí \(CO_{2}\) . Cho NA = \(6,023.10^{23}mol^{-1}\); O = 15,999; C = 12,011.
A. \(4,11.10^{22}\) hạt.
B. \(4,11.10^{24}\) hạt.
C. \(4,11.10^{23}\) hạt.
D. \(2,05.10^{22}\) hạt.
- Câu 3 : Biết tốc độ ánh sáng trong chân không 300000km/s và 1 Mêga – êlêctrôn vôn (MeV) = \(1,6.10^{-13}\) J thì năng lượng nghỉ của proton có khối lượng nghỉ \(1,673.10^{-27}\) kg là bao nhiêu?
A. \(920MeV\)
B. \(940MeV\)
C. \(960MeV\)
D. \(980MeV\)
- Câu 4 : Biết tốc độ anh sáng trong chân không 300000km/s. Năng lượng toàn phần của một vật có khối lượng nghỉ 1g đang chuyển động với tốc độ 0,866c là bao nhiêu?
A. \(18.10^{13}J\)
B. \(18.10^{14}J\)
C. \(14.10^{13}J\)
D. \(16.10^{12}J\)
- Câu 5 : Đơn vị khối lượng nguyên tử (u).
A. \(1u=1,66.10^{-27}g\)
B. \(1u=9,1.10^{-24}g\)
C. \(1u=9,31.10^{-27}g\)
D. \(1u=1,66.10^{-24}g\)
- Câu 6 : Biết \(m_p\) = 1,007276u, \(m_n\) = 1,008665u và hai hạt nhân Neon \(_{10}^{20}\textrm{Ne}\), \(_{2}^{4}\textrm{He}\) có khối lượng lần lượt \(m_{Ne}\) = 19,98695u, \(m_{\alpha }\) = 4,001506u. Chọn trả lời đúng:
A. Hạt nhân Neon bền hơn hạt α
B. Hạt nhân α bên hơn hạt Neon
C. Cả hai hạt nhân Neon và α đều bền như nhau
D. Không thể so sánh độ bền của hai hạt nhân
- Câu 7 : Chọn phát biểu đúng khi nói về hạt nhân nguyên từ
A. Mọi hạt nhân của các nguyên tử đều có chứa cả proton và nơtron.
B. Hai nguyên tử của hai nguyên tố bất kì khác nhau có số nơtron hoàn toàn khác nhau.
C. Hai nguyên tử có số nơtron khác nhau là hai đồng vị
D. Hai nguyên tử có điện tích hạt nhân khác nhau thuộc hai nguyên tố khác nhau.
- Câu 8 : Tính chất hóa học của một nguyên tố phụ thuộc vào
A. khối lượng nguyên tử
B. điện tích của hạt nhân
C. bán kính hạt nhân
D. năng lượng liên kết
- Câu 9 : Tìm phát biểu sai. Hạt nhân nguyên tử chì 82206Pb có
A. 206 nuclôn
B. điện tích là 1,312.10-18 C
C. 124 nơtron
D. 82 proton
- Câu 10 : Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi các hạt nhân của chúng có
A. số nuclôn giống nhau nhưng số nơtron khác nhau
B. số nơtron giống nhau nhưng số proton khác nhau
C. số proton giống nhau nhưng số nơtron khác nhau
D. khối lượng giống nhau nhưng số proton khác nhau
- Câu 11 : Các phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật
A. bảo toàn năng lượng
B. bảo toàn động lượng
C. bảo toàn động năng
D. bảo toàn số khối
- Câu 12 : Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về lực hạt nhân?
A. Có giá trị lớn hơn lực tương tác tĩnh điện giữa các proton.
B. Có tác dụng rất mạnh trong phạm vi hạt nhân.
C. Có thể là lực hút hoặc đẩy tùy theo khoảng cách giữa các nuclôn.
D. Không tác dụng khi các nuclôn cách xa nhau hơn kích thước hạt nhân.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất