- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc x...
- Câu 1 : Mở ra kỉ nguyên mới cho nước Nga, làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga là nội dung thuộc
A mục đích của Cách mạng tháng Mười Nga.
B ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga.
C nguyên tắc của Cách mạng tháng Mười Nga.
D nội dung của Cách mạng tháng Mười Nga.
- Câu 2 : Ở Nga xuất hiện tình thế hai chính quyền song song cùng tồn tại sau Cách mạng dân chủ tháng Hai tháng lợi đó là
A Chính quyền phong kiến và tư sản.
B Chính phủ tư sản và công nhân.
C Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
D Chính quyền công nhân và nông dân.
- Câu 3 : Đâu là hậu quả nghiêm trọng nhất nước Nga phải gánh chịu do chiến tranh chiến tranh đế quốc năm 1914 để lại?
A Kinh tế suy sụp.
B Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.
C Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí lương thực.
D Kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
- Câu 4 : Cách mạng tháng Hai đã mang lại kết quả quan trọng là
A
lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
B lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
C bảo toàn các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lĩnh.
D xóa bỏ tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
- Câu 5 : Liên Xô đã đạt được thành tựu tiêu biểu gì về văn hóa - giáo dục trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)?
A Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở cả nông thôn và thành phố
B Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cả nước và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở thành phố
C Xóa nạn mù chữ, thực hiện phộ cập giáo dục trong cả nước tới bậc trung học cơ sở
D Xóa nạn mù chữ nhưng chưa xây dựng được hệ thống giáo dục thống nhất
- Câu 6 : Liên Xô đã gặp phải hạn chế gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1925 – 1941?
A Chưa tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế tuy đã thực hiện tốt nguyên tắc tập thể hóa nông nghiệp
B Chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân nhưng chưa đạt được nhiều thành tựu lớn
C Không thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp, chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân
D Thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp nhưng chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân
- Câu 7 : Điểm tương đồng giữa kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và lần thứ hai (1933 – 1937) trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là gì?
A Đều hoàn thành trước thời hạn.
B Đều không hoàn thành trước thời hạn.
C Đều tạm thời bị gián đoạn.
D Đều chú trọng đúng mức nâng cao đời sống nhân dân.
- Câu 8 : Năm 1933 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì đối với lịch sử ngoại giao Liên Xô?
A Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô
B
Pháp và Nhật Bản công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô
C Anh công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô
D 25 nước đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô
- Câu 9 : Để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, Liên Xô đã thực hiện đường lối nào?
A Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B Công nghiệp hóa hiện đại hóa.
C Ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ.
D Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp.
- Câu 10 : Sự kiện lịch sử quan trọng nào đối với nước Nga đã diễn ra vào cuối tháng 12-1922?
A Liên bang Cộng hòa tư bản Xô viết được thành lập.
B Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.
C Hoàn thành thắng lợi chính sách kinh tế mới.
D Đại hội Xô viết toàn liên bang lần thứ hai.
- Câu 11 : “Cha đẻ” của chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô Viết trong những năm 1921 – 1925 là ai?
A Khơ-rút-sốp
B Xta-lin
C Brê-giơ-nhép
D Lê-nin
- Câu 12 : Chính sách kinh tế mới mà Liên Xô thực hiện từ năm 1921 có bản chất là
A Chuyển từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần.
B Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân.
C Kinh tế nước Nga Xô Viết phụ thuộc vào kinh tế tư bản mở.
D Tư bản trong nước lũng đoạn kinh tế.
- Câu 13 : Một trong những ý nghĩa quốc tế quan trọng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là gì?
A Tư bản chủ nghĩa không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới
B Tạo ra một hệ thống xã hội mới đối lập với hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa
C Tạo ra một chế độ xã hội mới đối lập với chế độ xã hội cũ
D Mở đầu thời kì sụp đổ của hệ thống tư bản chủ nghĩa
- Câu 14 : Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất là
A cách mạng tư sản.
B cách mạng vô sản.
C cách mạng tư sản kiểu mới.
D cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Câu 15 : Chính sách kinh tế mới (NEP) không bao gồm nội dung nào sau đây?
A Thay thế nội dung trưng thu lương thực thừa bằng thuế cố định.
B Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
C Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
D Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế
- Câu 16 : Vì sao trong chính sách kinh tế mới Liên Xô lại chọn nông nghiệp làm điểm xuất phát cho quá trình khôi phục kinh tế trong những năm 1921 – 1925?
A Do nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm nông nghiệp lớn
B Do đầu tư vốn vào nông nghiệp ít, thời gian quay vòng vốn nhanh, cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp
C Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp
D Do lương thực là vấn đề trước mắt cần phải đảm bảo cho nhân dân Xô viết
- Câu 17 : Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa Chính sách kinh tế mới đối với Liên Xô và các nước trên thế giới?
A Giúp nhân dân Liên Xô. vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế
B Để lại bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng CNXH ở một số nước trên thế giới
C Thúc đẩy kinh tế quốc dân, chuyển biến rõ rệt
D Cổ vũ các nước XHCN tại thời điểm đó nhanh chóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Câu 18 : Tại sao cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi năm 1917 nhưng phải đến năm 1921 nước Nga Xô viết mới bắt đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A Phải đương đầu với thù trong giặc ngoài.
B Sự chống phá của Chính phủ tư sản lâm thời.
C Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai.
D ba nước châu Âu liên hiệp tấn công.
- Câu 19 : Tại sao nói: “Cách mạng tháng 10 Nga còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?”
A Cách mạng giải quyết mâu thuẫn gia cấp triệt để.
B Cách mạng đánh đuổi giặc ngoại xâm.
C Cách mạng giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị.
D Cách mạng giành độc lập cho giai cấp nông dân
- Câu 20 : Những hình thức đấu tranh nào chứng tỏ cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 phát triển từ thấp đến cao?
A Bãi công chính trị - khởi nghĩa từng phần - tổng khởi nghĩa
B Nghị trường - tổng bãi công - khởi nghĩa vũ trang
C Bãi công - tổng bãi công chính trị - khởi nghĩa vũ trang
D Biểu tình - tổng bãi công - khởi nghĩa vũ trang
- Câu 21 : Cách mạng tháng Mười Nga có kết quả cơ bản nào khác so với cách mạng tháng Hai trước đó?
A Lật đổ chính phủ lâm thời, đưa nước Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội.
B Lật đổ các Xô viết đại biểu, đưa nước Nga tiến lên Tư bản chủ nghĩa.
C Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, giành chính quyền về tay nhân dân.
D Lật đổ chính phủ cộng hỏa, giành chính quyền về tay giai cấp vô sản.
- Câu 22 : Tại sao nói: Đến năm 1917, Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc mà cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể chọc thủng?
A Nước Nga liên tiếp thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
B Chế độ Nga hoàng khủng hoảng trầm trọng
C Phong trào công nhân Nga phát triển mạnh
D Mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với chế độ quân chủ gay gắt.
- Câu 23 : Nội dung nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: Cách mạng tháng Hai năm 1917 mang tính chất của một cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
A Do giai cấp vô sản lãnh đạo
B Thiết lập được nền cộng hòa tư sản
C Có xu hướng phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa
D Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa
- Câu 24 : Điểm đặc biệt trong hình thái vận động của cách mạng tháng Mười là gì?
A Nổ ra ở thành thị sau đó phát triển về nông thôn
B Nổ ra ở nông thôn rồi tiến ra thành thị
C Diễn ra đồng thời ở cả nông thôn và thành thị
D Chỉ diễn ra ở khu vực thành thị lớn
- Câu 25 : Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động như thế nào đến quá trình giải quyết sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A Giải quyết được khủng hoảng.
B Mở ra con đường mới giải quyết khủng hoảng.
C Cơ bản giải quyết được cuộc khủng hoảng.
D Nhân tố quan trọng giải quyết khủng hoảng.
- Câu 26 : Chính sách kinh tế mới (3 - 1921) của nước Nga Xô viết để lại bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới ?
A Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, dưới sự kiểm soát của nhà nước.
B Thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa của nông dân.
C Tập trung công nghiệp nặng, hạn chế tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh.
D Thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân.
- Câu 27 : Giống như Mặt trời chói lọi, cách mạng thảng Mười Nga chiếu sảng nhất năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất”. Câu nói đó của ai?
A Lê-nin.
B Hồ Chí Minh
C Xta-lin.
D Mao Trạch Đông.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12