Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT T...
- Câu 1 : Với chiến thắng nào quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến
A Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950
B Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947
C Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954
D Cuộc chiến đấu trong các đô thị
- Câu 2 : Đoạn trích “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp” được rút ra từ đâu
A chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ trung ương Đảng
B nghị quyết của hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8
C tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của tổng bí thư Trường Chinh
D lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Câu 3 : Từ 1930 đến 1976, Đảng đã 4 lần Đại hội toàn quốc. Đại hội nào họp trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
A Đại hội lần thứ I
B Đại hội lần thứ II
C Đại hội lần thứ III
D Đại hội lần thứ IV
- Câu 4 : Tổ chức nào đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh
A Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
B Liên Hợp quốc
C Liên minh Châu Âu
D Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương
- Câu 5 : Giai cấp nào nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào cách mạng dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại
A Công nhân
B Tư sản dân tộc
C Nông dân
D Tiểu tư sản
- Câu 6 : Trong giai đoạn 1991-2000, ở Tây Âu những nước nào đã trở thành đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng
A Pháp, Đức
B Anh, Hà Lan
C Anh, Pháp
D Đức, Anh
- Câu 7 : Sự kiện nào được xem là khởi đầu gây nên cuộc chiến tranh lạnh
A Chia cắt Triều Tiên
B Thông qua kế hoạch Macsan
C Thành lập khối quân sự Nato
D Thông điệp của Tổng thống Truman tại quốc hội Mỹ
- Câu 8 : Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của phong trào chủ nghĩa chuyển tư tự phát sang tự giác là:
A bãi công của thợ nhuộm Chợ Lớn
B tổng bãi công của công nhân Bắc Kì 1922
C thành lập công hội ở Sài Gòn - Chợ Lớn
D thợ máy xưởng Bason bãi công 1925
- Câu 9 : Sự kiện nào đưa đến việc lập lại hoà bình, thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào
A hiệp định Pari 1973
B hiệp định Giơnever 1954
C hiệp định Hoà bình 1991
D hiệp định Viêng Chăn 1973
- Câu 10 : Điểm giống nhau cơ bản trong âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hoá chiến tranh" là
A hoà hoãn với các nước lớn để cô lập cách mạng Việt Nam
B dùng người Việt đáng người Việt
C tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực áp đảo quân chủ lực của ta
D dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương
- Câu 11 : Sự kiện mở đầu cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba chống chế độ độc tài là
A 135 thanh niên yêu nước tấn công vào trại lính Moncađa
B nhân dân biểu tình đòi thả Phiden Catxtorô
C Phiden Catxtorô cùng 81 chiến sĩ về nước phát động nhân dân dấu tranh
D nhân dân Cuba phản đối nhà cầm quyền xoá bỏ Hiến pháp
- Câu 12 : Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta thời
A khổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945
B sau hiệp định Sơ bộ 1946
C những năm đầu toàn quốc kháng chiến 1946-1950
D sau cách mạng tháng Tám
- Câu 13 : Một trong những quyết định quan trong của hội nghị Ianta là
A Liên kết 3 nước Mĩ – Anh - Liên Xô chống Nhật ở Châu Á
B thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình an ninh thế giới
C thành lập mặt trận đồng minh tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít
D thành lập hội đồng tương trợ kinh tế và quân sự
- Câu 14 : Giai cấp mới ra đời sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
A công nhân, địa chủ, nông dân
B địa chủ, tư sản, tiểu tư sản
C tư sản, tiểu tư sản, công nhân
D công nhân, tư sản, nông dân
- Câu 15 : Tại sao Việt Nam kí kết hiệp định sơ bộ với đại diện của chính phủ Pháp ngày 6/3/1946
A tránh được xung đột vũ trang sớm, có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng
B thể hiện thiện chí hoà bình của Việt Nam trên trường quốc tế
C chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam
D tạo điều kiện để xây dựng đất nước sau chiến tranh
- Câu 16 : Phong trào cách mạng 1930 – 1931 phát triển lên đỉnh cao vào thời gian nào
A Tháng 4 đến tháng 6
B Tháng 7 đến tháng 8
C Tháng 9 đến tháng 10
D Tháng 2 đến tháng 4
- Câu 17 : Vì sao hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng tám năm 1945
A chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
B giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
C xây dựng được khối đoàn kết toàn dân
D hoàn chỉnh chủ trương đề ra từ hội nghị 6
- Câu 18 : Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là
A cuộc sống con người trở nên không an toàn
B xu thế toàn cầu hoá
C nhân loại bước sang nền văn minh thông tin
D nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống
- Câu 19 : Vì sao ta chủ trương chuyển từ nhân nhượng với Tưởng sang hoà hoãn với Pháp
A Pháp - Tưởng xung đột quân sự ở miền Bắc Việt Nam
B Pháp - Tưởng kí hiệp ước Trùng Khánh
C Pháp - Tưởng tranh chấp Việt Nam
D Pháp mạnh hơn Tưởng
- Câu 20 : Tại sao Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến giữa ta và địch
A Vì Điện Biên Phủ là niềm hi vọng cuối cùng để kết thúc chiến tranh trong danh dự
B Vì Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể công phá
C Vì Điện Biên Phủ là trung tâm điểm của kế hoạch Nava
D Vì Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương
- Câu 21 : Đường lối mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở Trung Quốc năm 1978 do ai khởi xướng
A Đặng Tiểu Bình
B Mao Trạch Đông
C Giang Trạch Dân
D Lưu Thiếu Kì
- Câu 22 : Số nhà 5D Hàm Long Hà Nội là nơi diễn ra sự kiện gì
A chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam ra đời
B hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
C đại hội lần thứ nhất của Việt Nam cách mạng Thanh niên
D thành lập Đông Dương cộng sản Đảng
- Câu 23 : Hoạt động nào của hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã làm cho phong trào công nhân vì thế ngày càng phát triển mạnh mẽ
A xuất bản báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách Mệnh
B xây dựng tổ chức cơ sở của mình ở khắp nơi
C thực hiện chủ trương “vô sản hoá”
D mở các lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ
- Câu 24 : Thời cơ trong cách mạng tháng Tám được xác định vào thời điểm lịch sử nào
A Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp
B Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng
C Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng đồng minh
D Ngày 12/3/1945, chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta
- Câu 25 : Mục tiêu đấu tranh trong thời kì cách mạng 1930-1931 là gì
A chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình
B chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình
C chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày
D chống đế quốc và phát xít Pháp - Nhật đòi độc lập cho dân cày
- Câu 26 : Cuộc mittinh lớn nhất trong phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
A ngày 1/8/1936 tại Quảng trường Ba Đình -Hà Nội
B ngày 1/5/1938 tại Bến Thuỷ -Vinh
C Ngày 1/5/1939 tại Hàng Cỏ - Hà Nội
D Ngày 1/5/1938 tại Đấu Xảo – Hà Nội
- Câu 27 : Tại sao cách mạng miền Nam từ 1945-1959 lại chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống chế độ Mĩ - Diệm
A vì Ngô Đình Diệm thực hiện trưng cầu dân ý, bầu cử quốc hội
B vì để bảo vệ hoà bình, đòi thi hành Hiệp định, gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng ở Miền Nam
C vì nhân dân miền Nam thực hiện chủ trương đấu tranh bằng con đường hoà bình
D vì miền Bắc được giải phóng tạo điều kiện cho miền Nam đấu tranh hoà bình
- Câu 28 : Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhấất là
A nhân dân chủ nghĩa với thực dân Pháp và phong kiến
B địa chủ và nông dân
C nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai
D nhân dân Việt Nam với phong kiến
- Câu 29 : Điểm mới của hội nghị tháng 5 – 1941 so với hội nghị tháng 11- 1939 BCH Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương là
A thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi chống đế quốc
B giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
C đề cao nhiệm vụ gp dân tộc, chống đế quốc, phong kiến
D tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức
- Câu 30 : Tổ chức nào được đánh giá là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam
A Tân Việt cách mạng Đảng
B Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
C Việt Nam Quốc dân Đảng
D Đông Dương cộng sản Đảng
- Câu 31 : Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu bằng sự kiện
A kí kết hợp tác chặt chẽ với Mĩ
B tuyên bố thành lập ASEAN ở Băng Cốc
C đối thoại với ba nước Đông Dương
D kí kết hiệp ước Bali
- Câu 32 : Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là
A phản động thuộc địa và phát xít
B thực dân Pháp nói chung
C phát xít và thực dân Pháp
D địa chủ phong kiến
- Câu 33 : Mục tiêu nào sau đây không nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ
A ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ xã hội chủ nghĩa
B liên kết các nước trên thế giới nhằm xây dựng sức mạnh thực lực của quốc gia
C khống chế chi phối các nước đồng minh
D đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng, phong trào vì hoà bình
- Câu 34 : Ngày thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng
A 10-10-1954
B 16-5-1955
C 1-1-1955
D 21-7-1954
- Câu 35 : Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và hiệp định Giơnever về Đông Dương (21-7-1954) là gì
A đảm bảo giành thắng lợi từng bước
B phân hoá và cô lập kẻ thù
C đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
D không vi phạm chủ quyền quốc gia
- Câu 36 : Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường giành độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam
A Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến hội nghị Vecxai
B Nguyễn Ái Quốc thành lập hội liên hiệp các thuộc địa
C Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
D Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin
- Câu 37 : Nội dung đánh dấu sự thắng lợi to lớn của nhân dân ta được ghi nhận trong Hiệp định Gionever là
A các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực
B cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
C các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương
D Việt Nam tiến hành thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước
- Câu 38 : Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi là
A làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
B giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ
C cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
D làm phá sản chiến lược chiến tranh một phía của Mĩ
- Câu 39 : Chính sách nào của Nhật được coi là nền tảng trong quan hệ đối ngoại
A coi trọng quan hệ với Tây Âu
B tăng cường quan hệ với Đông Nam Á
C liên minh chặt chẽ với Mĩ
D bình thường hoá quah hệ ngoại giao với Liên Xô
- Câu 40 : Liên Xô dựa vào thuận lợi nào chủ yếu để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh
A tính ưu viết của chủ nghĩa xã hội và tinh thần tự lực của nhân dân
B những thành tựu từ công cuộc xây dựng cnxh trước chiến tranh
C sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới
D lãnh thổ lớn, tài nguyên phong phú
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12