Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử trường THPT Chuyên...
- Câu 1 : Đâu không phải là yếu tố chủ quan đảm bảo cho khởi Nghĩa Yên Thế tồn tại trong thời gian dài?
A Nghĩa quân biết vận dụng chiến lược hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.
B Thực dân Pháp muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa ở Bắc Kỳ.
C Nghĩa quân biết dựa vào dân vừa chiến đấu vừa sản xuất.
D Nghĩa quân biết khai thác tốt địa hình địa vật để chiến đấu lâu dài.
- Câu 2 : Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sức mạnh tổng lực của một quốc gia là
A Kinh tế, chính trị, quốc phòng.
B Kinh tế, chính trị, quân sự.
C Kinh tế, quân sự, ngoại giao.
D Kinh tế, quân sự, công nghệ.
- Câu 3 : Cuộc vận động dân chủ (1936 – 1939) là một phong trào
A Mang tính chất cải lương.
B Có tính chất dân chủ.
C Không mang tính cách mạng.
D Chỉ mang tính dân tộc.
- Câu 4 : Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là
A Những tác động của tình hình thế giới.
B Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh.
C Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
D Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phát triển gay gắt.
- Câu 5 : Trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn”. Thực lực trong quá trình hội nhập hiện nay của Việt Nam là gì?
A Chính trị
B Quân sự
C Kinh tế
D Ngoại giao
- Câu 6 : Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 – 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia
A Mặt trận Việt Minh.
B Các ủy ban hành động.
C Các hội phản đế.
D Hội Liên Việt.
- Câu 7 : Nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch Biên giới Thu - đông năm 1950 là
A Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc.
B Bầu ban chấp hành Trung ương mới và bầu Bộ Chính trị.
C Vai trò lãnh đạo của Đảng, chính phủ đối với cuộc kháng chiến.
D Hậu phương củng cố lớn mạnh về mọi mặt.
- Câu 8 : Vì sao Đảng và Chính phủ Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 19 – 12 – 1946?
A Vì thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B Vì nhân dân Việt Nam muốn chống lại thực dân Pháp xâm lược.
C Vì những biện pháp hòa bình của Việt Nam không đem lại kết quả mong muốn.
D Vì cần sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực của kẻ thù.
- Câu 9 : “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc, chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
A Hội Hưng Nam.
B Hội phục Việt.
C Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D Việt Nam Quốc dân Đảng.
- Câu 10 : Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai (1945 – 1954), kế hoạch quân sự nào của thực dân Pháp đã được thủ tướng Pháp Lanien khẳng định là “chẳng những được chính phủ pháp mà cả những người bạn Mỹ cũng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”.
A Kế hoạch Nava.
B Kế hoạch Đờ lát đơ tátxinhi.
C Kế hoạch rơve.
D Kế hoạch Bôlae
- Câu 11 : Nội dung nào sau đây là chủ trương của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954?
A Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu.
B Tránh giao chiến ở miền Bắc với Pháp để mở cuộc đàm phán ngoại giao.
C Trong vòng 18 tháng sẽ chuyển bại thành thắng, kết thúc chiến tranh.
D Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954.
- Câu 12 : Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là
A Đảng và nhân dân Việt Nam có bộ máy chính quyền Nhà nước được xây dựng và củng cố từ trung ương đến địa phương.
B Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, uy tín và ảnh hưởng của Liên Xô phát triển mạnh mẽ.
C Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí chiến đấu cao với đường lối cách mạng đúng đắn và sáng tạo.
D Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng, được hưởng những thành quả của cách mạng.
- Câu 13 : Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào yêu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX là
A Chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản, độc lập dân tộc không gắn liền với con đường tư sản.
B Góp phần khảo sát và thử nghiệm một con đường cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C Góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp truyền thống yêu nước.
D Đào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ cho phong trào yêu nước dân tộc dân chủ Việt Nam.
- Câu 14 : Những quốc gia giành được độc lập dân tộc sớm nhất ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A Ănggôla và Môdămbích
B Marốc và Xuđăng
C Ai Cập và Libi.
D Angiêri và Tuynidi
- Câu 15 : Tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đầu năm 1930 trở thành nguyên tắc bất biến trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta là gì?
A Độc lập và tự do.
B Đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới.
C Tự do bình đẳng bác ái.
D Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày.
- Câu 16 : Việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1930 - 1945 được thể hiện qua luận điểm nào?
A Đảng Cộng sản Đông Dương luôn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
B Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
- Câu 17 : Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau khi
A Đã dập tắt được cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
B Đã hoàn thiện bộ máy thống trị ở Đông Dương.
C Đã đặt nền bảo hộ lên toàn bộ nước ta.
D Đã cơ bản bình định được Việt Nam về quân sự.
- Câu 18 : Một trong những điểm mới của nghị quyết hội nghị trung ương 8 (5/1941) so với Luận cương chính trị (10/1930) của Trần Phú là
A Mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
B Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương.
C Xác định đường lối chiến lược của Cách mạng Việt Nam.
D Khẳng định vai trò và quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
- Câu 19 : Trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển và hải đảo nước ta hiện nay, luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài (từ 9/1945 đến trước ngày 19 / 12 / 1946 vẫn còn nguyên giá trị?
A Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
B Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
C Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
D Vừa cứng rắn vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
- Câu 20 : Thắng lợi nào của quân dân ta buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”?
A Chiến Thắng Hòa Bình năm 1952.
B Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
C Chiến thắng Biên giới Thu - Đông năm 1950.
D Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông năm 1947.
- Câu 21 : Theo quy định của hội nghị Ianta (2/1945), quốc gia nào dưới đây cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?
A Nhật Bản
B Triều Tiên
C Trung Quốc
D Mông Cổ.
- Câu 22 : Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947, Biên giới Thu Đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
A Đánh điểm, diệt viện và đánh vận động.
B Tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
C Bao vây, đánh lấn và đánh công kiên
D Chiến trường chính và vùng sau lưng địch.
- Câu 23 : Phong trào dân chủ (1936 – 1939) mang tính dân tộc sâu sắc vì
A Huy động được tất cả các giai cấp, tầng lớp tham gia.
B Chủ yếu tiến hành bằng hình thức đấu tranh chính trị.
C Phương pháp đấu tranh công khai, hợp pháp.
D Là phong trào do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
- Câu 24 : Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX có mối quan hệ như thế nào?
A Chuyển biến về kinh tế kéo theo những chuyển biến về xã hội tích cực .
B Chuyển biến về kinh tế kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội.
C Chuyển biến về kinh tế dẫn tới những tác động xấu về mặt xã hội.
D Chuyển biến về xã hội kéo theo sự biến đổi về mặt kinh tế.
- Câu 25 : Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 thể hiện cách đánh nào của ta?
A Đánh du kích ngắn ngày.
B Đánh điểm diệt viện.
C Đánh công kiên.
D Đánh công đồn.
- Câu 26 : Sự kiện ngoại giao nào dưới đây đánh dấu Việt Nam đã nhân nhượng về không gian để đổi lấy thời gian?
A Hiệp định Pari (27/1/1973)
B Tạm ước (14/9/1946)
C Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954)
D Hiệp ước sơ bộ (6/3/1946)
- Câu 27 : Nội dung nào sau đây không thuộc đường lối đổi mới của Trung Quốc từ 1978?
A Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
B Tiến hành cải cách và mở cửa.
C Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
D Thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12