Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử THPT Chuyên Bắc Nin...
- Câu 1 : Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân nhường cơm sẻ áo nhằm giải quyết khó khăn nào?
A Nạn dốt.
B Giặc ngoại xâm.
C Tài chính.
D Nạn đói.
- Câu 2 : Cơ sở nào để Mỹ ra và thực hiện “chiến lược toàn cầu” sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Độc quyền về Bom nguyên tử.
B Tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự.
C Là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an.
D Lo ngại trước sự phát triển của các nước tư bản.
- Câu 3 : Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954), chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công Mùa Đông của giặc Pháp” được Đảng đề ra trong chiến dịch nào?
A Biên giới Thu - Đông 1950.
B Việt Bắc Thu - Đông 1947.
C Tây Bắc thu - đông 1952.
D Điện Biên Phủ 1954.
- Câu 4 : Vấn đề nào không được đặt ra trước các cường quốc đồng minh để giải quyết tại hội nghị Ianta (2 - 1945)?
A Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
B Nhanh chóng đánh bại toàn toàn các nước phát xít.
C Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
D Khôi phục kinh tế thế giới sau chiến tranh.
- Câu 5 : Hãy sắp xếp các sự kiện sau về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc theo trình tự thời gian:1) Tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp.2) Chủ trì hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương.3) Gửi đến hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam.4) Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
A 4,2,1,3.
B 2,1,4,3.
C 3,1,4,2.
D 1,2,3,4.
- Câu 6 : Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay là
A Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B Đầu tư cho nghiên cứu khoa học đem lại lợi nhuận lớn nhất.
C Diễn ra trên quy mô lớn và tốc độ nhanh.
D Thời gian từ nghiên cứu khoa học đến sản xuất ngày càng rút ngắn.
- Câu 7 : Nội dung nào không phải điểm khác biệt trong chủ trương của ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tại Hội nghị lần thứ 8 tháng (5 - 1941) so với hội nghị tháng 11 năm 1939?
A Thành lập mặt trận Việt Minh, xác định nhiệm vụ trọng tâm lúc này là chuẩn bị khởi nghĩa.
B Đưa vấn đề giải phóng dân tộc giải quyết trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
C Xác định hình thái khởi nghĩa vũ trang là từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
D Gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”.
- Câu 8 : Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954), tướng Pháp nào đã đề ra kế hoạch quân sự nhằm kết thúc chiến tranh trong danh dự?
A Rơve
B Xalăng
C Bôlae
D Nava
- Câu 9 : Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đánh lâu dài chủ yếu vì
A Ban đầu địch mạnh, ta cần bảo toàn lực lượng chờ thời cơ thuận lợi
B Đánh lâu dài phù hợp với truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
C Cần thời gian để vận động sự ủng hộ giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa
D Cần thời gian để xây dựng và phát triển lực lượng để tạo ra sự chuyển hóa về so sánh lực lượng.
- Câu 10 : Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu khoa học - kỹ thuật nổi bật nào?
A Chế tạo thành công tàu vũ trụ.
B Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C Chế tạo thành công máy bay phản lực.
D Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
- Câu 11 : Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là con rồng kinh tế châu Á?
A Nhật Bản, Ma Cao, Trunng Quốc.
B Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
C Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan
D Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
- Câu 12 : Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, Thực dân Anh đã thực hiện phương án Maopáttơn chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở nào?
A Trưng cầu dân ý.
B Ranh giới tự nhiên của sông Hằng và sông Ấn.
C Tỷ lệ các dân tộc.
D Tôn giáo: Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
- Câu 13 : Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng cộng sản Đông Dương (2 - 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là
A
Đảng Cộng sản Việt Nam.
B Đảng Dân chủ Đông Dương.
C Đảng Dân chủ Việt Nam.
D Đảng Lao động Việt Nam.
- Câu 14 : Nội dung nào không phải là biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay?
A Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
B Mỹ trở thành nước quyết định toàn bộ quan hệ thương mại quốc tế.
C Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
D Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
- Câu 15 : Đâu không phải là bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm và nội phản trong năm đầu sau thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945?
A Đề cao thế hợp pháp và sức mạnh của chính quyền cách mạng.
B Biết triệt để phân hóa kẻ thù, tập trung vào kẻ thù nguy hiểm nhất.
C Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ Pháp.
D Biết nhân nhượng đúng lúc, nhân nhượng có giới hạn, nhân nhượng có nguyên tắc.
- Câu 16 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7 - 1936) xác định nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng Đông Dương là
A Chống thực dân Pháp và Chủ nghĩa Phát xít.
B Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
C Chống thực dân Pháp và nguy cơ chiến tranh.
D Giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
- Câu 17 : Quyết định nào của hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5 - 1941) được coi là một điển hình sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về khởi nghĩa vũ trang vào Việt Nam?
A Coi chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
B Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
C Xác định hình thái của khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
D Thành lập mặt trận Việt Minh, tập hợp tất cả các tầng lớp, giai cấp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Câu 18 : Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam không đề ra mục tiêu nào trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953 - 1954)?
A Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
B Giải phóng đất đai.
C Buộc địch phải bị động, phân tán lực lượng.
D Buộc pháp phải đàm phán với ta để rút quân về nước.
- Câu 19 : Lý do chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là vì mỗi giai cấp có
A Vị trí kinh tế và trình độ hiểu biết khác nhau.
B Có trình độ năng lực lãnh đạo cách mạng khác nhau.
C Khả năng tiếp thu những hệ tư tưởng khác nhau.
D Quyền lợi kinh tế và vị trí chính trị khác nhau.
- Câu 20 : Trong năm 1945, thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 bắt đầu xuất hiện khi nào?
A Khi Nhật đảo chính lật đổ Pháp (3 - 1945).
B Khi Nhật đầu hàng quân đồng minh (8 - 1945)
C Khi Nhật nhảy vào Đông Dương (9 - 1940).
D Khi quân Đồng minh vào Đông Dương (9 - 1945).
- Câu 21 : Nội dung nào không nằm trong kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi của Pháp (12 - 1950)?
A Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiến.
B Thiết lập hệ thống phòng ngự mạnh trên đường số 4 từ Lạng Sơn đi Cao Bằng.
C Thành lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
D Xây dựng lực lượng cơ động mạnh, ra sức phát triển ngụy quân.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12