Đo độ dài và đo thể tích của chất lỏng
- Câu 1 : Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình 1-2.1 là: Hãy chọn câu trả lời đúng.
A 1 m và 1 mm.
B
10 dm và 0,5 cm.
C 100 cm và 1 cm.
D
100 cm và 0,2 cm.
- Câu 2 : Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình 1-2.2:
- Câu 3 : Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.
- Câu 4 : Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?
- Câu 5 : Hãy tìm cách đo độ dài sân trường em bằng một dụng cụ mà em có. Hãy mô tả thước đo, trình bày cách đo và tính giá trị trung bình của các kết quả đó trong tổ của em.
- Câu 6 : Các kết quả đo độ dài trong ba bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:a) l1 = 20,1cm. b) l2 = 21 cm. c) l3 = 20,5cm.Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong mỗi bài thực hành.
- Câu 7 : Cho 1 quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, 1 băng giấy cỡ (3cm x 15cm), 1 thước nhựa dài khoảng 200mm, chia tới mm.Hãy dùng những dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi quả bóng bàn.
- Câu 8 : Đế xác định chu vi của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi chỉ:- Em làm cách nào?- Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?- Kết quả đo của em là bao nhiêu?
- Câu 9 : Hãy tìm cách xác định đường kính trong của vòi máy nước hoặc ống tre, đường kính vung nổi nấu cơm của gia đình em
- Câu 10 : Những người đi ôtô, xe máy... thường đo độ dài đã đi được bằng số chỉ trên "côngtơmét" của xe. Không đi ôtô, xe máy, em làm thế nào để xác định gần đúng độ dài quãng đường em đi từ nhà đến trường?
- Câu 11 : Một bàn học cá nhân dài khoảng 1m. Dùng thước nào sau đây có thể đo chính xác nhất độ dài của bàn?
A Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm.
B Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 5cm.
C Thước thẳng có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm
D Thước thẳng có GHĐ 50cm và ĐCNN 1cm.
- Câu 12 : Kết quả đo độ dài của bút chì được một học sinh ghi đúng là 17,3cm. Học sinh này đã dùng
A thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
B thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm.
C thước có GHĐ 18cm và ĐCNN 2mm.
D thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm.
- Câu 13 : Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 2cm đế đo chiều rộng lớp học. Cách ghi kết quả nào sau đây không đúng?
A 4,44m
B 444cm.
C 44,4dm
D 444,0cm.
- Câu 14 : Để đo trực tiếp chiều cao và chu vi của một cái cột nhà hình trụ, người ta
A Chỉ cần một thước thẳng.
B Chỉ cần một thước dây.
C Cần ít nhất một thước dây, một thước thẳng.
D Cần ít nhất hai thước dây.
- Câu 15 : Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?
A Chỉ cần ghi kết quả đo chia hết cho ĐCNN của dụng cụ đo.
B Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo.
C Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo chia hết cho ĐCNN.
D Chỉ cần chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo và chia hết cho ĐCNN.
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)