Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 Trường THP...
- Câu 1 : Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy đinh trong Hiến chương (năm 1945) là gì?
A. Tổ chức Y tế Thế giới
B. Tòa án Quốc tế
C. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế
- Câu 2 : Liên hợp quốc quyết đinh lấy ngày 24-10 hằng năm làm “Ngày Liên hợp quốc” vì đó là ngày gì?
A. kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai
B. bế mạc Hội nghị Ianta.
C. Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực
D. Khai mạc Lễ thành lập Liên hợp quốc.
- Câu 3 : Khi mới thành lập, tổ chức Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?
A. 40 nước
B. 45 nước
C. 50 nước
D. 55 nước
- Câu 4 : Hội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn quyết liệt
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc
- Câu 5 : Mọi nghị quyết của Hội đồng bảo an chỉ được thông qua với điều kiện nào?
A. Phải có 2/3 số thành viên đồng ý
B. Phải có sự nhất trí của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc
C. Phải có ½ số thành viên đồng ý
D. Phải quá nửa số thành viên của Hội đồng đồng ý
- Câu 6 : Theo quyết định của Hội nghị Ianta, ở châu Âu, miền đông nước Đức sẽ do nước nào chiếm đóng?
A. Quân đội Anh
B. Quân đội Pháp
C. Quân đội Mĩ
D. Quân đội Liên Xô
- Câu 7 : Tham dự Hội nghị Ianta có nguyên thủ các cường quốc nào sau đây?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh
B. Trung Quốc, Anh, Pháp
C. Trung Quốc, Anh, Pháp
D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ
- Câu 8 : Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), vấn đề của Trung Quốc được giải quyết như thế nào?
A. Trung Quốc cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ
B. Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia trung lập
C. Trung Quốc thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây
D. Trung Quốc thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô
- Câu 9 : Năm nước lớn là Ủy viên thường trực không bao giờ thay đổi của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là những nước nào?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc
B. Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật
C. Trung Quốc, Nhật, Hàn, Ấn Độ
D. Anh, Pháp, Nhật, Việt Nam Mĩ
- Câu 10 : Hệ quả lớn nhất của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
B. Đã phân chia được thành quả chiến thắng của các nước thắng trận
C. Là nguồn gốc của sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa (Mĩ đứng đầu) và Xã hội chủ nghĩa (Liên Xô đứng đầu)
D. Một trật tự thế giới mới được hình thành – trật tự hai cực Ianta
- Câu 11 : Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta?
A. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc
B. Giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật
D. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận
- Câu 12 : Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế
B. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận
C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận
D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này
- Câu 13 : Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận
B. Một trật tự thế giới hoàn toàn do CNTB thao túng
C. Một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: XHCN và TBCN
D. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị các nước bại trân và các dân tộc thuộc địa
- Câu 14 : Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là gì?
A. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo.
B. duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
C. thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước.
D. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.
- Câu 15 : Cho đoạn dữ liệu sau: “Hiến chương của Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ (….) giữa các dân tộc và tiến hành (….) quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc (…) và quyền (…..) của các dân tộc”Chọn các cụm từ thích hợp nhất để điền vào những (….) trong đoạn dữ liệu theo thứ tự lần lượt là gì?
A. hợp tác, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền.
B. hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, tự quyết.
C. hữu nghị, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền.
D. hữu nghị, hợp tác, tự quyết, bình đẳng.
- Câu 16 : Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc?
A. Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn
- Câu 17 : Việc Liên Xô trở thành một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
A. Chứng tỏ vai trò to lớn của Liên hợp quốc trong giữ gìn hòa bình thế giới.
B. Hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc.
C. Chứng tỏ thế cân bằng giữa phe Tư bản chủ nghĩa và phe Xã hội chủ nghĩa.
D. Khẳng định vai trò to lớn của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
- Câu 18 : Liên hợp quốc so với Hội Quốc Liên có điểm gì tiến bộ về vai trò và tổ chức?
A. Diễn ra cuộc đối đầu gay gắt giữa hai phe trong nội bộ tổ chức Liên hợp quốc.
B. Mang tính toàn diện, tất cả các nước không phân biệt lớn nhỏ có thể tham gia.
C. Tác động đến sự sụp đổ chiến tranh lạnh, hình thành xu thế thế giới mới
D. Củng cố hơn vai trò của Liên Xô trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
- Câu 19 : Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã chứng tỏ điều gì?
A. Buộc các nước phương Tây phải đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô
B. Chứng tỏ Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử
C. Phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ
D. Làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ
- Câu 20 : Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
B. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
C. Hòa bình, trung lập
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
- Câu 21 : Nhân vật nào sau đây là người đầu tiên bay vào vũ trụ?
A. I.Gagarin (Liên Xô)
B. Amstrong (Mĩ)
C. Dương Lợi Vĩ (Trung Quốc)
D. Phạm Tuân (Việt Nam)
- Câu 22 : Nền công nghiệp Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 đạt kết quả gì?
A. Đứng đầu thế giới
B. Đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)
C. Đứng thứ ba thế giới (sau Mĩ, Anh)
D. Đứng thứ tư thế giới (sau Mĩ, Anh, Pháp)
- Câu 23 : Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong những năm 1991 đến năm 2000?
A. Ngả về các nước Đông Âu
B. Liên kết chặt chẽ với Mĩ
C. Hòa bình trung lập
D. Khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á
- Câu 24 : Nhân tố cơ bản nào dưới đây giúp Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế 1946 – 1950?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Tinh thần tự lực tự cường.
C. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật.
D. Sự hợp tác giữa các nước Chủ nghĩa xã hội.
- Câu 25 : Trong những năm 50 đến những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Công nghiệp đóng tàu
B. Công ngiệp hóa chất
C. Công nghiệp điện hạt nhân
D. Công nghệ phần mềm
- Câu 26 : Sau khi Liên Xô tan rã, quốc gia nào kế tục, thừa kế địa vị pháp lí của Liên Xô tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài?
A. Cadắcxtan
B. Bêlôrútxia
C. Ucraina
D. Nga
- Câu 27 : Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 – 1950)?
A. Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường
C. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú
D. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12