Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 - Trường T...
- Câu 1 : Nơi kí sinh cùa trùng kiết lị là ở đâu?
A. Hồng cầu
B. Bạch cầu
C. Máu
D. Thành ruột
- Câu 2 : Trong các đại diện sau của ruột khoang, đại diện nào có lối sống di chuyển?
A. San hô
B. Sứa
C. Hải quỳ
D. San hô và hải quỳ
- Câu 3 : Động vật nguyên sinh có lối sống như thế nào?
A. Tự dưỡng
B. Dị dưỡng
C. Kí sinh gây bệnh
D. Tất cả đều đúng
- Câu 4 : Bộ phận di chuyển của trùng sốt rét là gì?
A. Roi bơi
B. Chân giả
C. Lông bơi
D. Không có bộ phận di chuyển
- Câu 5 : Hệ thần kinh thủy tức thuộc dạng gì?
A. Thần kinh ống
B. Thần kinh hạch
C. Thần kinh lưới
D. Thần kinh chuỗi
- Câu 6 : Cơ thể trùng roi có màu xanh lá cây là nhờ đâu?
A. Sắc tố ở màng cơ thể
B. Màu sắc của các hạt diệp lục
C. Sự trong suốt của màng cơ thể
D. Màu sắc cùa điểm mắt
- Câu 7 : Đặc điểm giống nhau giữa giun tròn và giun dẹp là gì?
A. Cơ thể có đối xứng 2 bên
B. Đều có ruột khoang
C. Sống cố định
D. Giun kim
- Câu 8 : Loại tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ cho ruột khoang là:
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào gai
C. Tế bào hình túi
D. Tế bào hình sao
- Câu 9 : Bên ngoài cơ thể của giun đũa có lớp vỏ bảo vệ bằng chất gì?
A. Đá vôi
B. Kitin
C. Cuticun
D. Dịch nhờn
- Câu 10 : Ở người giun kim kí sinh trong bộ phận nào của cơ thể người?
A. Ruột già
B. Ruột non
C. Dạ dày
D. Gan
- Câu 11 : Trùng kiết lị kí sinh trong cơ thể người ở bộ phận nào?
A. Gan
B. Tuỵ
C. Thành ruột
D. Câu A và B đúng
- Câu 12 : Giun tròn khác giun đốt ở đặc điểm nào?
A. Cơ thể hình trụ
B. Thuôn hai đầu
C. Sống kí sinh hay tự do
D. Không có đốt
- Câu 13 : Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở đặc điểm nào sau đây?
A. Có chân giả
B. Có diệp lục
C. Có thành xenlulôzơ
D. Câu B, C đúng
- Câu 14 : Đặc điểm nào sau đây là đúng với sán dây?
A. Sống tự do
B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên
C. Mắt và lông bơi phát triển
D. Cơ thể đơn tính
- Câu 15 : Trùng kiết lị có kích thước như thế nào?
A. Lớn hơn hồng cầu
B. Bé hơn hồng cầu
C. Bằng tiểu cầu
D. Câu B. C đúng
- Câu 16 : Giun đũa kí sinh ở đâu trong cơ thể người?
A. Túi mật
B. Ruột non
C. Hậu môn
D. Tá tràng
- Câu 17 : Động vật nguyên sinh nào sau đây có 2 nhân và 2 không bào co bóp trong cơ thể?
A. Trùng roi xanh
B. Trùng biến hình
C. Trùng giày
D. Trùng lỗ
- Câu 18 : Loài nào sau đây thường bám vào người và động vật để hút máu?
A. Rươi
B. Đỉa
C. Giun đỏ
D. Giun đất
- Câu 19 : Khi sống trong cơ thể người, giun đũa gây nên hậu quả gì?
A. Tắc ruột, tắc ống mật
B. Hút chất dinh dưỡng của người
C. Sinh ra độc tố
D. Cả A, B và C đều đúng
- Câu 20 : Đặc điểm nào sau đây đúng với trùng sốt rét:
A. Có chân giả
B. Sống tự do ngoài thiên nhiên
C. Kích thước nhỏ hơn hồng cầu
D. Kí sinh ở thành ruột người
- Câu 21 : Trùng sốt rét kí sinh trong cơ thể người ở đâu?
A. Gan
B. Tuỵ
C. Thành ruột
D. Câu A và B đúng
- Câu 22 : Nêu các đại diện của ngành giun đốt?
A. Giun đất, đỉa, giun rễ lúa
B. Giun đỏ, giun móc câu
C. Rươi, giun đỏ, giun đất
D. Giun móc câu, giun đỏ
- Câu 23 : Trong các giun tròn sau giun nào kí sinh ở thực vật?
A. Giun kim
B. Giun móc câu
C. Giun rễ lúa
D. Giun đũa
- Câu 24 : Trung roi xanh tự dưỡng được nhờ đặc điểm gì?
A. Roi
B. Chất diệp lục
C. Vi khuẩn
D. Chất hữu cơ
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét