30 bài tập Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 199...
- Câu 1 : Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
B Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
C Hòa bình, trung lập
D Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
- Câu 2 : Nhân vật nào sau đây là người đầu tiên bay vào vũ trụ?
A I.Gagarin (Liên Xô)
B Amstrong (Mĩ)
C Dương Lợi Vĩ (Trung Quốc)
D Phạm Tuân (Việt Nam)
- Câu 3 : Nền công nghiệp Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 đạt kết quả
A Đứng đầu thế giới
B Đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)
C Đứng thứ ba thế giới (sau Mĩ, Anh)
D Đứng thứ tư thế giới (sau Mĩ, Anh, Pháp)
- Câu 4 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại Liên Xô đã thực hiện chính sách với mục tiêu gì?
A Hòa bình, trung lập tích cực
B Bảo vệ hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
C Liên kết chặt chẽ với các nước Tây Âu mở rộng ảnh hưởng ở châu Á
D Liên kết chặt chẽ với Mỹ, mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu
- Câu 5 : Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong những năm 1991 đến năm 2000?
A Ngả về các nước Đông Âu
B Liên kết chặt chẽ với Mĩ
C Hòa bình trung lập
D Khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á
- Câu 6 : Trong những năm 50 đến những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào sau đây?
A Công nghiệp đóng tàu
B Công ngiệp hóa chất
C Công nghiệp điện hạt nhân
D Công nghệ phần mềm
- Câu 7 : Sau khi Liên Xô tan rã, quốc gia nào kế tục, thừa kế địa vị pháp lí của Liên Xô tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài?
A Cadắcxtan
B Bêlôrútxia
C Ucraina
D Nga
- Câu 8 : Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ 1991 đến nay là
A Nghiêng về phương Tây và các nước châu Á
B Nghiêng về châu Phi và châu Á
C Nghiêng về phương Tây và châu Phi
D Nghiêng về châu Á
- Câu 9 : Khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga có vai trò
A Kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài
B Đi đầu trong việc giải quyết các xung đột, tranh chấp quốc tế
C Là trung gian hòa giải các tranh chấp quốc tế
D Là trụ cột của hòa bình thế giới.
- Câu 10 : Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm
A Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới
B Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế
C Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
D Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
- Câu 11 : Tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định nước Nga theo chế độ nào?
A Dân chủ đại nghị.
B Thể chế quân chủ chuyên chế
C Thể chế quân chủ Lập Hiến.
D Thể chế Tổng Thống Liên Bang
- Câu 12 : Đặc điểm nổi bật của kinh tế Liên bang Nga năm 1996 là
A tăng trưởng âm.
B khủng hoảng và phát triển đan xen.
C phục hồi
D bắt đầu có những tín hiệu phục hồi.
- Câu 13 : Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX là
A muốn làm bạn với tất cả các nước.
B chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.
C đặt quan hệ với các nước lớn.
D tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
- Câu 14 : Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới với thắng lợi của
A Cách mạng Cuba với sự thành lập nước Cộng hòa Cuba (1959).
B Các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
C Cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa (1949).
D Cách mạng Việt Nam với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945)..
- Câu 15 : Ý không đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là
A Người dân không ủng hộ, không hào hứng với chế độ XHCN.
B Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, quan liêu.
C Không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.
D Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
- Câu 16 : Nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga (1991 – 2000) là
A đối đầu với Mĩ, khôi phục quan hệ với các nước châu Âu.
B ngả về phương Tây, khôi phục quan hệ với các nước châu Á.
C khôi phục quan hệ với các nước châu Á, phát triển quan hệ với Mi.
D đối đầu với phương Tây, phát triển quan hệ với các nước châu Á.
- Câu 17 : Nội dung nào dưới đây không đúng về tác động của sự tan rã chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đến tình hình thế giới?
A Chiến tranh lạnh thực sự kết thúc.
B Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại.
C Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
D Trật tự thế giới một cực được thiết lập.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12