Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2019 - Đề...
- Câu 1 : Đảng Quốc đại được thành lập ở Ấn Độ năm 1885 là chính đảng của
A giai cấp vô sản.
B giai cấp tư sản.
C tầng lớp quý tộc mới.
D giai cấp phong kiến.
- Câu 2 : Hệ thống Vecxai – Oasinhtơn ra đời sau khi
A Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
B Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
C Chủ nghĩa phát xít hình thành.
D hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
- Câu 3 : Cho các dữ kiện lịch sử:1) Quốc tế Cộng sản triệu tập Đại hội VII chỉ rõ kẻ thù của nhân loại là chủ nghĩa phát xít;2) Khủng hoảng kinh tế thế giới trầm trọng;3) Các nước tư bản bước vào thời kì ổn định tạm thời;4) Chủ nghĩa phát xít hình thành, đe dọa nền hòa bình nhân loại;5) Cao trào cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ;Sắp xếp các dữ kiện theo đúng trình tự lịch sử thế giới trong những năm 1918 – 1939.
A 5 – 3 - 2 - 4 – 1.
B 5 – 3 – 4 – 2 – 1.
C 5 – 3 – 1 – 4 – 2.
D 2 – 5 – 3 – 4 - 1.
- Câu 4 : Triều đình nhà Nguyễn ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh miền Đông sau Hiệp định nào?
A Nhâm Tuất (1862).
B Giáp Tuất (1874).
C Hácmăng (1883).
D Patơnốt (1884).
- Câu 5 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do:
A cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng.
B âm mưu muốn làm bá chủ thế giới của Đức va Nhât Bản.
C mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh về vấn đề thuộc địa.
D các nước Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng, nhượng bộ với phát xít.
- Câu 6 : Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương tại
A Ba Đình – Thanh Hóa.
B Thuận An – Huế.
C Hương Sơn – Hà Tĩnh.
D Tân Sở - Quảng Trị.
- Câu 7 : Điểm mới và cũng là tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là gì?
A Quan niệm về cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: cầu viện bên ngoài giúp đỡ.
B Quan niệm cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.
C Quan niệm muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khỏi nghĩa vũ trang.
D Quan niệm về tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị.
- Câu 8 : Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 – 1917) so với những người đi trước là ở
A hành trình đi tìm chân lí cứu nước.
B mục đích ra đi tìm đường cứu nước.
C thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân
D hướng đi và cách tiếp cận chân lí cứu nước.
- Câu 9 : Khởi nguồn của sự chia cắt bán đảo Triều Tiên và nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai la do
A quyết định của Liên hợp quốc.
B mâu thuẫn giữa các nước Đồng minh.
C quyết định của Hội nghị Ianta.
D nguyện vọng của nhân dân hai nước.
- Câu 10 : Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ?
A Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ”.
B Khống chế, chi phối các nước tư bản Đồng minh.
C Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự manh.
D Phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
- Câu 11 : Năm 1957, nhân dân Liên Xô dã đạt được thành tựu có ý nghĩa quan trọng về khoa học kĩ thuật?
A Chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.
B Trở thành nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C Phóng thành công tàu vũ trụ cùng nhà du hành vũ trụ bay vào không gian.
D Vươn lên thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
- Câu 12 : Năm 1945, nhân dân Việt Nam và Lào giành được độc lập từ
A thực dân Anh.
B thực dân Pháp.
C quân phiệt Nhật.
D thưc dân Hà Lan.
- Câu 13 : Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 đánh dấu nhiệm vụ tiếp theo của Trung Quốc như thế nào?
A Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
B Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên tư bản chủ nghĩa.
D Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.
- Câu 14 : Cho dữ liệu sau:1) Các nước thành viên kí bản Hiến chương ASEAN;2) Hiệp ước thân thiện và hợp tác;3) ASEAN phát triển thành 10 nước thành viên;4) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập.Sắp xếp về quá trình hình thàn, phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
A 4 – 1 – 2 – 3.
B 4 – 2 – 3 – 1.
C 4 – 3 – 2 – 1.
D 4 – 2 – 1 – 3.
- Câu 15 : Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là:
A Mĩ.
B Anh
C Liên Xô
D Pháp
- Câu 16 : Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản đầu năm 1930 là do
A sự chỉ đạo Quốc tế Cộng sản.
B sự phát triển của phong trào công nhân.
C các tổ chức cộng sản hoạt động chia rẽ công kích lẫn nhau.
D đề nghị của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng.
- Câu 17 : Điểm tương đồng và cũng là quyết định quan trọng nhất của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 và tháng 5/1941 là:
A thay đổi hình thức mặt trận dân tộc thống nhất để giải quyết nhiệm vụ dân tộc.
B thành lập Chính phủ Dân chủ Cộng hòa thay cho chính quyền Xô viết.
C tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruông đất”, tập trung vào giải phóng dân tộc.
D đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, các nhiệm vụ khác tạm thời gác lại.
- Câu 18 : Cho các dữ liệu sau:Nối thời gian với kẻ thù đã được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định từ tháng 7/1936 đến tháng 3/1945.
A 1-b, 2-d, 3-a, 4-C.
B 1-b, 2-a, 3-d, 4-C;
C 1-a, 2-c, 3-d, 4-B.
D 1-a, 2-b, 3-d, 4-C.
- Câu 19 : Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của quân dân ta là:
A mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
B tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực địch.
C giải phóng vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam.
D phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp.
- Câu 20 : Bài học kinh nghiệm nào trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục vận dụng trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)?
A Phát huy sức mạnh đoàn kết của ba nước Đông Dương, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế.
B Kết hợp đấu tranh chính trị, chiến tranh du kích với đấu tranh vũ trang và dân vận.
C Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước với quốc tế.
D Tăng cường đoàn kế trong nước và quốc tế thông qua các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất.
- Câu 21 : Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là
A đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
B thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
C bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa (TBCN), tiến lên CNXH.
D không thay đổi mục tiêu của CNXH, làm cho mục tiêu ấ thực hiện hiệu quả.
- Câu 22 : Tư tưởng cốt lõi xuyên suốt của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay là:
A độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
B chống đế quốc, chống phong kiến.
C hòa bình, độc lập, thống nhất.
D tiến lên xây dựng CNXH.
- Câu 23 : Từ ngày 12/3/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương sử dụng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” vì
A phát xít Nhật và thực dân Pháp mâu thuẫn với nhau ngày càng sâu sắc.
B Hội nghị Ianta đã có quyết định sẽ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
C phát xít Nhật đã trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
D thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cho các dân tộc Đông Dương.
- Câu 24 : Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX góp phần làm xóa bỏ chủ nghĩa thực dân trên thế giới?
A Cách mạng tháng Tám (1945) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
B Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).
C Cách mạng tháng Tám (1945) và kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 – 1975).
D Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.
- Câu 25 : Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, sự kiện nào đánh dấu thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành?
A Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
B Quốc hội khóa VI họp kì đầu tiên tại Hà Nội.
C Hội nghị Hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn.
D Hội nghị lần thứ 24 của Đảng.
- Câu 26 : Cho đoạn thông tin sau: “Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ, dù phải hi sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định kháng chiến đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhât…”. (Trích: Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh ngày 21/12/1946).Nội dung đoạn thư trên cho chúng ta biết thông điệp:
A Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
B Chủ tịch Hồ Chí Minh tố cáo sự bội ước của thực dân Pháp đối với Hiệp định Sơ bộ.
C Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Việt kiều của nước ta ở Pháp và các nước Đồng minh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
D Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sẽ kéo dài và gặp nhiều gian khổ.
- Câu 27 : “Hòa bình, trung lập không tham gia bất kì khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào; nhận viện trợ từ mọi phí, không có điều kiện ràng buộc” là đường lối đối ngoại của
A Ấn Độ (1950 – 1990).
B Ấn Độ (1990 – 2000).
C Cam-pu-chia (1954 – 1970).
D Cam-pu-chia (1979 – 1991).
- Câu 28 : Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc nào dưới đây của Liên hợp quốc để giải quyết các vấn đề phức tạp ở Biển Đông?
A Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
B Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
C Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
D Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Câu 29 : Điều khoản nào trong Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 có lợi thực tế cho ta?
A Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
B Pháp công nhân Việt Nam Dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do.
C Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
D Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân Quốc.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12