Đề thi thử THPT QG 2019 môn Lịch sử trường Sở GD&Đ...
- Câu 1 : Nội dung nào dưới đây là tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?
A Chiến tranh phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước đế quốc.
B Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.
C Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
D Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
- Câu 2 : Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ là
A đồng minh.
B đối tác.
C đối đầu.
D hợp tác.
- Câu 3 : Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX với mục đích chủ yếu là
A mở rộng thị trường.
B truyền đạo Thiên chúa.
C khai hóa văn minh.
D biến Việt Nam thành căn cứ quân sự.
- Câu 4 : Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945)?
A Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
B Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.
C Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
D Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
- Câu 5 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện “Chiến lược toàn cầu” với tham vọng chủ yếu là
A làm bá chủ thế giới.
B đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
C ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
D khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
- Câu 6 : Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ chống
A đế quốc và tư sản.
B phong kiến và tay sai.
C phong kiến và tư sản.
D đế quốc và phong kiến.
- Câu 7 : Trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược, Xiêm đã thực hiện biện pháp gì để bảo vệ nền độc lập?
A Dựa vào thế lực của các nước láng giềng.
B Quân sự hóa nền kinh tế trong nước.
C Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh.
D Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
- Câu 8 : Sau Hiệp ước 1862, triều đình nhà Nguyễn đã hạ lệnh cho Trương Định phải
A đầu hàng Pháp.
B bãi binh.
C kiên quyết chống Pháp.
D đàm phán với Pháp.
- Câu 9 : Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là tờ báo
A Thanh niên.
B Búa liềm.
C An Nam trẻ.
D Đỏ.
- Câu 10 : Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) chủ trương thành lập
A Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
B Mặt trận Liên Việt.
C Mặt trận Việt Minh.
D Mặt trận Thống nhất nhân dân Phản đế Đông Dương.
- Câu 11 : Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc với sự thất bại của phe nào?
A Đồng minh.
B Liên minh.
C Phát xít.
D Hiệp ước.
- Câu 12 : Năm 1921, nước Nga thực hiện chính sách nào?
A Chính sách mới.
B Chính sách cộng sản thời chiến.
C Chính sách kinh tế mới.
D Chính sách láng giềng thân thiện
- Câu 13 : Yêu cầu nào dưới đây đặt ra đối với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á sau khi giành được độc lập?
A Hợp tác cùng phát triển.
B Phát triển kinh tế độc lập.
C Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô.
D Liên kết chặt chẽ với Mĩ.
- Câu 14 : Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai
A bắt đầu diễn ra ác liệt.
B bước vào giai đoạn kết thúc.
C bắt đầu bùng nổ.
D đã kết thúc.
- Câu 15 : Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949) là
A tăng cường lực lượng của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
B đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
C đánh dấu sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
D đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới.
- Câu 16 : Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã
A
thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
B thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
D triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 17 : Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, Mĩ đã sử dụng khẩu hiệu gì?
A “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
B “Tự do - dân chủ”.
C “Thúc đẩy dân chủ”.
D “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
- Câu 18 : Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là
A cách mạng Tân Hợi.
B khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc.
C cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất.
D phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
- Câu 19 : Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư số vốn nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929)?
A Thương nghiệp.
B Nông nghiệp.
C Công nghiệp.
D Công nghiệp nhẹ.
- Câu 20 : Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
B góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.
C góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
D thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa.
- Câu 21 : Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 vì
A giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.
B hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.
C là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền thực dân và tay sai.
D là hình thức chính quyền nhà nước giống các Xô viết ở nước Nga.
- Câu 22 : Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam được Đảng xác định trong những năm 1939 - 1941 là
A lật đổ chế độ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.
B lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.
C đánh đổ các giai cấp bóc lột, giành quyền tự do dân chủ.
D đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.
- Câu 23 : Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng về phong trào công nhân Việt Nam (1919 - 1925)?
A Hình thức bãi công chưa được sử dụng phổ biến.
B Là một bộ phận của phong trào yêu nước.
C Là nòng cốt của phong trào dân tộc dân chủ.
D Là phong trào đấu tranh duy nhất phát triển mạnh mẽ.
- Câu 24 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A Khẳng định vai trò lãnh đạo thuộc về chính đảng vô sản.
B Xác định được công nhân và nông dân là lực lượng cách mạng.
C Xác định đúng nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc.
D Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của tư sản dân tộc.
- Câu 25 : Nhận xét nào dưới đây là đúng về nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX?
A Chưa sử dụng nhiều phương pháp đấu tranh.
B Không gắn cứu nước với canh tân đất nước.
C Thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
D Phong trào còn mang nặng tính tự phát.
- Câu 26 : Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
A tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.
B lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.
C điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.
D điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.
- Câu 27 : Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là
A sự phát triển của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
B sự xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính.
C sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền.
D quá trình hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính Tây Âu và Nhật Bản.
- Câu 28 : Việt Nam có thể học tập được kinh nghiệm gì từ công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978?
A Phát triển các ngành nông nhiệp, công nghiệp, dịch vụ.
B Lấy cải cách về chính trị làm trọng tâm.
C Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
D Cải cách mở cửa phải đi đôi với ngoại giao có điều kiện.
- Câu 29 : Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B Nâng cao trình độ, tập trung vốn và lao động.
C Nâng cao vai trò của các công ty độc quyền.
D Khai thác nguồn tài nguyên từ các nước phụ thuộc.
- Câu 30 : Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là
A bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị.
B mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đang xuất hiện.
C chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc.
D chế độ phong kiến đang phát triển.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12