- Định luật culong - Điện trường (có lời giải chi...
- Câu 1 : Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng.
A Điện tích của vật A và D trái dấu.
B Điện tích của vật A và D cùng dấu.
C Điện tích của vật B và D cùng dấu.
D Điện tích của vật A và C cùng dấu.
- Câu 2 : Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 cm. Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 N. Độ lớn của hai điện tích đó là.
A q1 = q2 = 2,67.10-9µC.
B q1 = q2 = 2,67.10-7µC
C q1 = q2 = 2,67.10-9 C.
D q1 = q2 = 2,67.10-7 C.
- Câu 3 : Hai điện tích điểm q1 = +3µC và q2 = -3µC,đặt trong dầu (ɛ = 2) cách nhau một khoảng r = 3 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là.
A lực hút với độ lớn F = 45 N.
B lực đẩy với độ lớn F = 45 N.
C lực hút với độ lớn F = 90 N.
D lực đẩy với độ lớn F = 90 N.
- Câu 4 : Có hai điện tích q1 = + 2.10-6 C, q2 = - 2.10-6 C, đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 cm. Một điện tích q3 = + 2.10-6 C, đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng 4cm. Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là.
A F = 14,40 N.
B F = 17,28 N.
C F = 20,36 N.
D F = 28,80 N.
- Câu 5 : Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là.
A \(E = {9.10^9}.\frac{Q}{{{r^2}}}\)
B \(E = - {9.10^9}.\frac{Q}{{{r^2}}}\)
C \(E = {9.10^9}.\frac{Q}{r}\)
D \(E = - {9.10^9}.\frac{Q}{r}\)
- Câu 6 : Ba điện tích q giống hệt nhau được đặt cố định tại ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh a. Độ lớn cường độ điện trường tại tâm của tam giác đó là.
A
B
C
D E = 0
- Câu 7 : Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16 C, đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 cm trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là.
A E = 1,2178.10-3 V/m.
B E = 0,6089.10-3 V/m.
C E = 0,3515.10-3 V/m.
D E = 0,7031.10-3 V/m.
- Câu 8 : Hai điện tích q1 = 5.10-9 C, q2 = - 5.10-9 C đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5 cm, cách q2 15 cm là.
A E = 16000 V/m.
B E = 20000 V/m.
C E = 1,600 V/m.
D E = 2,000 V/m.
- Câu 9 : Cho hai điện tích dương q1 = 2 nC và q2 = 0,018µC đặt cố định và cách nhau 10 cm. Đặt thêm điện tích thứ ba q0 tại một điểm trên đường nối hai điện tích q1, q2 sao cho q0 nằm cân bằng. Vị trí của q0 là
A cách q1 2,5cm và cách q2 7,5cm.
B cách q1 7,5cm và cách q2 2,5cm.
C cách q1 2,5cm và cách q2 12,5cm.
D cách q1 12,5cm và cách q2 2,5cm.
- Câu 10 : Hai điện tích điểm q1 = 0,5nC và q2 = - 0,5nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6cm trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M nằm trên trung trực của AB, cách trung điểm của AB một khoảng l = 4cm có độ lớn là.
A E = 0V/m.
B E = 1080V/m.
C E = 1800V/m.
D E = 2160V/m.
- Câu 11 : Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2cm và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10C di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9J. Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là.
A E = 2 V/m.
B E = 40 V/m.
C E = 200 V/m.
D E = 400 V/m.
- Câu 12 : Một êlectron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E=100V/m. Vận tốc ban đầu của êlectron bằng 300km/s. Khối lượng của êlectron là m = 9,1.10-31kg. Từ lúc bắt đầu chuyển động đến lúc vận tốc của êlectron bằng không thì êlectron chuyển động được quãng đường là.
A S = 5,12 mm.
B S = 2,56 mm.
C S = 5,12.10-3 mm.
D S = 2,56.10-3 mm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất