Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 THPT Xuân Hòa - Năm...
- Câu 1 : Âm mưu cơ bản của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” là
A Tận dụng người Đông Dương vì mục đích thực dân mới của Mĩ.
B Dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
C Rút dần quân Mĩ.
D Đề ra Học thuyết Nich xơn.
- Câu 2 : Sau Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạnh vì
A Miền Bắc đã chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn về nhân lực và vật lực.
B Ở miền Nam có hai chính quyển, hai quân đội, hai vùng kiểm soát…
C Vùng giải phóng được mở rộng vả phát triển về mọi mặt.
D Quân Mĩ và đồng minh của Mĩ rút khỏi miền Nam.
- Câu 3 : Kết quả quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới ở nước ta là
A Thực hiện thành công 3 chương trình kinh tế.
B Bộ máy nhà nước các cấp ở Trung ương và địa phương được sắp xếp lại.
C Kiềm chế được một bước đà lạm phát
D Bước đầu hình thành nên kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
- Câu 4 : Chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng
A Quân viễn chinh Mĩ.
B Quân đội Sài Gòn kết hợp với quân Mỹ, trong đó quân Mỹ là chính.
C Quân đội Sải Gòn do Mỹ trang bị và chỉ huy.
D Quân đội Sài Gòn kết hợp với quân Mỹ, trong đó quân đội Sài Gòn là chính.
- Câu 5 : Trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biển đảo thời gian qua, Đảng ta đã vận dụng nguyên tắc nào của Liên Hợp quốc?
A Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
B Không can thiệp vào nội bộ của bất cứ nước nào.
C Quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
D Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ vả độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Câu 6 : Nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là:
A Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B Truyền thống yêu nước của dân tộc.
C Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước trên thế giới.
D Khối đoàn kết toàn dân.
- Câu 7 : Đâu không phải ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
A Là cơ sở để đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.
B Là cơ sở để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội.
C Đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
D Là cơ sở để nước ta mở rộng quan hệ với các nước XHCN trên thế giới.
- Câu 8 : Thái độ của quân đội Sài Gòn sau khi mất Phước Long (6/1/1975) là
A Phản ứng yếu ớt và bất lực
B Phản ứng mang tính chất thăm dò.
C
Phản ứng mạnh mẽ
D Không phản ứng gì.
- Câu 9 : Thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam có ý nghĩa khẳng định ta có khả năng đánh bại Mĩ trong "Chiến tranh đặc biệt”?
A Phước Long (1-1975).
B Bình Giã (12-1964).
C Ấp Bắc (1-1963).
D Vạn Tường (8-1965).
- Câu 10 : Âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" thể hiện qua việc sử dựng chiến thuật
A Tiến hành "bình định” vùng tạm chiếm.
B Dồn dân lận "ấp chiến lược”.
C “tìm diệt và “bình định” vào vùng "đất thánh” Việt cộng.
D “trực thăng vận”, "thiết xa vận”.
- Câu 11 : Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong điều kiện
A Lực lượng cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ.
B Lực lượng cách mạng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
C Lực lượng cách mạng miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng.
D Lực lượng cách mạng phát triển theo chiều hướng có lợi cho cách mạng.
- Câu 12 : Hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam sau khi ký Hiệp định Pari năm 1973 khác với thời kỳ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 như thế nào?
A Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.
B Chỉ sử dụng hình thức đấu tranh quân sự.
C Chỉ sử dụng đấu tranh chính trị.
D Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
- Câu 13 : Đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam có vai trò
A Quyết định nhất
B Quyết định
C Là tiền tuyến lớn
D Quyết định trực tiếp
- Câu 14 : Cho các sự kiện sau:1. Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung khóa VI được tiến hành trong cả nước.2. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước3. Quốc hội khóa VI họp kì đầu tiên tại Hà Nội.4. Hội nghị hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn.Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước:
A 1-2-3-4
B 2-4-3-1
C 4-2-3-1
D 2-4-1-3
- Câu 15 : Ý nghĩa lớn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là
A Mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B Chấm đứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc.
C Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D Kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Câu 16 : Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (7-1976) nước Việt Nam thống nhất là:
A Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B Hoàn thành việc bầu ra ban dự thảo hiến pháp.
C Hoàn thành việc bầu ta các cơ quan của Quốc hội.
D Hoàn thành thống nhất về mặt lãnh thổ.
- Câu 17 : Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là
A Thắng lợi oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
B Tạo điều kiện để ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh.
C Chuyển cuộc kháng chiến từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược.
D Làm mất tinh thần và khả năng chiến đấu của quân địch.
- Câu 18 : Thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam và
A Đưa vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Miền Nam.
B Mở rộng chiến tranh xâm lược Lào và Campuchia.
C Đưa quân Mĩ và quân các nước đồng minh vào miền Nam.
D Mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
- Câu 19 : Những thành tựu mà nước ta đạt được trong 15 năm đổi mới (1986-2000) đã khẳng định điều gì?
A Nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
B Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
C Vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế.
D Tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Câu 20 : Nhiệm vụ cách mạng miền Nam sau năm 1954 là
A Đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ.
B Đoàn kết với nhân dân Lào, Campuchia, mở rộng quan hệ quốc tế.
C Tăng cường đoàn kết hai miền Nam-Bắc, mở rộng quan hệ quốc tế.
D Tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam.
- Câu 21 : Tư tưởng cốt lõi xuyên suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là:
A Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
C Chống đế quốc, chống phong kiến.
D Hòa bình, độc lập thống nhất.
- Câu 22 : Hạn chế cơ bản gây nguy hại lớn nhất tới công cuộc đổi mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là:
A Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát ở mức cao ở nước ta.
B Đời sống nhân dân còn ở mức thấp.
C Tình trạng tham nhũng, mất dân chủ, bất công xã hội.
D Chế độ tiền lương bất hợp lí.
- Câu 23 : Để lấy cớ gây chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần thứ nhất, Mĩ đã làm gì?
A Trả đũa việc ta bắn cảnh cáo tàu chiến Mĩ xâm phạm vùng biển Miền Bắc.
B Dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”
C Ném bom đánh phá một số nơi ở miền Bắc
D Trả đũa việc quân ta tấn công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku.
- Câu 24 : Bộ chính trị nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực hiện kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam nhằm
A Bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
B Đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội
C Đỡ thiệt hại về tinh thần cho nhân dân.
D Giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai
- Câu 25 : Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương được triệu tập từ ngày 24, 25/4/1970 nhằm
A Vạch trần âm mưu “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.
B Xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân Đông Dương.
C Đối phó với mưu của Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu của nhân dân.
D Bắt tay nhau cùng kháng chiến chống Mỹ
- Câu 26 : “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” là tinh thần và khí thế của ta trong Chiến dịch nào?
A Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
B Chiến dịch Tây Nguyên.
C Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- Câu 27 : Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược “Chiến tranh cục bộ" là
A đều mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B đều được tiến hành bằng quân đội Mỹ.
C đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
D đều tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” và "bình định”.
- Câu 28 : Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là:
A Mĩ phải rút quân khỏi miền Bắc.
B buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pari.
C mở Hội nghị Pari.
D buộc Mĩ ngừng ném bom ở miền Bắc.
- Câu 29 : Sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết, Mỹ đã có hành động gì ở miền Nam?
A Dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
B Đưa quân các nước đồng mình của Mỹ vào miền Nam.
C Đưa quân viễn chính Mỹ vào miền Nam.
D Xây dựng hệ thống "Ấp chiến lược”, đẩy mạnh bình định miền Nam.
- Câu 30 : Trong cuộc Tiến công chiến lược 1972, quân ta đã lần lượt chọc thủng ba tuyến phòng thủ quan trọng của địch là:
A Đà Nẵng, Tây Nguyên và Sài Gòn.
B Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn.
C Quảng Trị, Đà Nẵng và Tây Nguyên
D Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12