- Ôn tập Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV
- Câu 1 : Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về vi sinh vật ?
A Có kích thước rất nhỏ, chỉ thấy rõ dưới kính hiển vi.
B Hấp thụ nhiều chuyển hoá nhanh.
C Thích ứng nhanh với điều kiện môi trường và dễ bị biến dị
D Tất cả đều đúng
- Câu 2 : Tất cả những điều sau đây là đúng khi nói về vi khuẩn, trừ :
A Nhân có màng bao bọc.
B Nhân không có màng bao bọc.
C Có chứa ribôxôm
D NST khép vòng.
- Câu 3 : Những điểm nào sau đây không phải là của tế bào nhân sơ ?
A Có nhân thực.
B NST là ADN khép vòng.
C Có lông và roi.
D Ribôxôm không có màng bao.
- Câu 4 : Vi sinh vật nào sau đây thuộc tế bào nhân sơ ?
A Vi khuẩn.
B Nấm men.
C Nấm mốc.
D Động vật nguyên sinh.
- Câu 5 : Vi sinh vật nào sau đây không thuộc tế bào nhân thực ?
A Tảo
B Nấm men.
C Nấm mốc
D Xạ khuẩn.
- Câu 6 : Môi trường nào sau đây là môi trường tổng hợp (g/l) ?
A NaNO3 – 9g, K2HPO4 – 4g, MgSO4 - 1,5g, KCl - 1,5g, FeSO4 - 0,2g, nước 1 lít, thạch 20g, pH = 5-6.
B Peptôn – 10g, cao thịt bò - 10, K2HPO4 – 3g, NaCl – 3g, nước 1 lít, thạch 20g, pH = 7.
C Nước luộc khoai tây (500g khoai tây thái nhỏ + 1 lít nước đun sôi 20 phút) + peptôn 10g, thạch 20g, pH 6,8 - 7.
D Canh thịt, nước luộc khoai tây
- Câu 7 : Điều nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật tự dưỡng ?
A Nhận cacbon từ CO2 của khí quyển.
B Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời,
C Nhận năng lượng từ các phản ứng ôxi hoá các hợp chất vô cơ.
D Nhận cacbon từ các hợp chất hữu cơ.
- Câu 8 : Loại vi sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật tự dưỡng ?
A Tảo đơn bào.
B Vi khuẩn lưu huỳnh tía và lục.
C Vi khuẩn nitrat hoá, ôxi hoá hiđrô và ôxi hoá lưu huỳnh.
D Nấm mốc.
- Câu 9 : Loại vi sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật quang dưỡng ?
A Vi khuẩn lam.
B Tảo đơn bào.
C Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh.
D Vi khuẩn lactic
- Câu 10 : Điều nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật dị dưỡng ?
A Thu năng lượng nhờ ôxi hoá các hợp chất hữu cơ.
B Sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng và các hợp chất hữu cơ làm nguồn cacbon.
C Sử dụng các hợp chất hữu cơ vừa làm nguồn năng lượng vừa làm nguồn cacbon.
D Ôxi hóa các hợp chất hữu cơ đơn giản để thu năng lượng và dùng CO2 làm nguồn cacbon.
- Câu 11 : Vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon vô cơ và nhận năng lượng từ các chất hoá học được gọi là vi sinh vật.
A Hoá tự dưỡng
B Hoá dị dưỡng.
C Quang tự dưỡng.
D Quang dị dưỡng.
- Câu 12 : Những vi sinh vật chỉ dùng ôxi phân tử làm chất nhận êlectron cuối cùng được gọi là vi sinh vật
A Kị khí bắt buộc.
B Kị khí tuỳ tiện.
C Hiếu khí bắt buộc.
D Có thể hô hấp hiếu khí và kị khí.
- Câu 13 : Nấm men rượu (Saccharomyces cerevisiae) và E. coli thuộc loại nào sau đây ?
A Chỉ có thể tồn tại và hoạt động khi có mặt ôxi không khí.
B Không đòi hỏi sự có mặt của ôxi nhưng nếu có thì sinh trưởng tốt hơn.
C Không thể tồn tại và hoạt động khi có mặt ôxi không khí.
D Cần ôxi để sinh trưởng nhưng với nồng độ rất thấp.
- Câu 14 : Tuy cũng là nấm, nhưng nấm mốc khác với nấm men ở điểm nào sau đây ?
A Là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.
B Là vi sinh vật kị khí tuỳ tiện (không bắt buộc).
C Là vi sinh vật kị khí bắt buộc.
D Là vi sinh vật vi hiếu khí.
- Câu 15 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về lên men ở vi sinh vật, trừ:
A Cơ chất (ví dụ đường) bị ôxi hoá từng phần.
B NADH bị khử thành NAD+ để cung cấp cho đường phân.
C Chất nhận electron là chất hữu cơ nội sinh.
D ATP được tạo thành nhờ phôtphorin hoá ôxi hoá.
- Câu 16 : Ý nào sau đây không đúng với hô hấp kị khí ?
A Với vi sinh vật kị khí, ôxi là chất độc.
B Là sự khử các chất hữu cơ trung gian.
C Chất nhận electron lấy từ bên ngoài.
D Là sự khử ôxi khí quyển.
- Câu 17 : Trâu bò tiêu hoá được rơm rạ, mối tiêu hoá được gỗ là do trong dạ dày 4 túi và trong ruột mối có chứa các vi sinh vật có khả năng sinh enzim gì trong các enzim sau ?
A Prôtêaza.
B Lipaza.
C Amilaza.
D Xenlulaza.
- Câu 18 : Khâu đầu tiên trong quy trình sản xuất rượu êtilic là đường hoá tinh bột (từ gạo, ngô, sắn...) thành glucôzơ nhờ nấm men. Trong quá trình đường hoá tinh bột, nấm men sản xuất enzim gì trong các enzim sau ?
A Prôtêaza
B Lipaza.
C Amilaza.
D Xenlulaza.
- Câu 19 : Trước đây, trong nhà máy thuộc da, người ta dùng dung dịch NaOH để tẩy lông. Phương pháp này vừa độc vừa ăn mòn dụng cụ. Ngày nay, người ta có thể thay bằng enzim nào trong các enzim sau ?
A Prôtêaza.
B Lipaza.
C Amilaza.
D Xenlulaza.
- Câu 20 : Bằng cách nào vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất có kích thước phân tử lớn như prôtêin, tinh bột, lipit, xenlulôzơ ?
A Các phân tử nói trên vào tế bào theo cơ chế nhập bào.
B Chúng khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất.
C Chúng được vận chuyển qua kênh trên màng.
D Chúng tiết ra các enzim tương ứng (prôtêaza, amilaza, lipaza và xenlulaza).
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin