- Đề kiểm tra hết chương - Cảm ứng điện từ (đề số...
- Câu 1 : Khung dây dẫn ABCD được đặt trong từ trường đều như hình vẽ 5.7. Coi rằng bên ngoài vùng MNPQ không có từ trường. Khung chuyển động dọc theo hai đường xx’, yy’. Trong khung sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng khi:
A Khung đang chuyển động ở ngoài vùng NMPQ.
B Khung đang chuyển động ở trong vùng NMPQ.
C Khung đang chuyển động ở ngoài vào trong vùng NMPQ.
D Khung đang chuyển động đến gần vùng NMPQ.
- Câu 2 : Từ thông Φ qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1s từ 0,6Wb đến 1,6Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn:
A 6 (V).
B 10 (V)
C 16 (V).
D 22 (V).
- Câu 3 : Một hình chữ nhật kích thước 3 (cm) x 4 (cm) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4 (T). Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc 300. Từ thông qua hình chữ nhật đó là:
A 6.10-7 (Wb).
B 3.10-7 (Wb).
C 5,2.10-7 (Wb).
D 3.10-3 (Wb).
- Câu 4 : Một khung dây phẳng, diện tích 20 (cm2), gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn B = 2.10-4 (T). Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là:
A 3,46.10-4 (V).
B 0,2 (mV).
C 4.10-4 (V).
D 4 (mV).
- Câu 5 : Một khung dây phẳng, diện tích 25 (cm2) gồm 10 vòng dây, khung dây được đặt trong từ trường có cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung và có độ lớn tăng dần từ 0 đến 2,4.10-3 (T) trong khoảng thời gian 0,4 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong khoảng thời gian có từ trường biến thiên là:
A 1,5.10-2 (mV).
B 1,5.10-5 (V).
C 0,15 (mV).
D 0,15 (µV).
- Câu 6 : Một khung dây cứng, đặt trong từ trường tăng dần đều như hình vẽ 5.14. Dòng điện cảm ứng trong khung có chiều:
A
B
C
D
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Đặt bàn tay trái hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.
B Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.
C Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.
D Đặt bàn tay trái hứng các đường sức từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.
- Câu 8 : Một thanh dây dẫn dài 20 (cm) chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều có B = 5.10-4 (T). Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh, vuông góc với vectơ cảm ứng từ và có độ lớn 5 (m/s). Suất điện động cảm ứng trong thanh là:
A 0,05 (V).
B 50 (mV).
C 5 (mV).
D 0,5 (mV).
- Câu 9 : Một thanh dẫn điện dài 20 (cm) được nối hai đầu của nó với hai đầu của một mạch điện có điện trở 0,5 (Ù). Cho thanh chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều cảm ứng từ B = 0,08 (T) với vận tốc 7 (m/s), vectơ vận tốc vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với thanh, bα qua điện trở của thanh và các dây nối. Cường độ dòng điện trong mạch là:
A 0,224 (A).
B 0,112 (A).
C 11,2 (A).
D 22,4 (A).
- Câu 10 : Một thanh dẫn điện dài 40 (cm), chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều, cảm ứng từ bằng 0,4 (T). Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh và hợp với các đường sức từ một góc 300, độ lớn v = 5 (m/s). Suất điện động giữa hai đầu thanh là:
A 0,4 (V).
B 0,8 (V).
C 40 (V).
D 80 (V).
- Câu 11 : Một thanh dẫn điện dài 40 (cm), chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều, cảm ứng từ bằng 0,4 (T). Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh và hợp với các đường sức từ một góc 300. Suất điện động giữa hai đầu thanh bằng 0,2 (V). Vận tốc của thanh là:
A v = 0,0125 (m/s).
B v = 0,025 (m/s).
C v = 2,5 (m/s).
D v = 1,25 (m/s).
- Câu 12 : Muốn làm giảm hao phí do toả nhiệt của dòng điện Fucô gây trên khối kim loại, người ta thường:
A chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mαng ghép cách điện với nhau.
B tăng độ dẫn điện cho khối kim loại.
C đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong.
D sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp