Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS...
- Câu 1 : Kết luận nào sai về sự nở vì nhiệt của chất rắn?
A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau.
B. Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệt.
C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
D. Khi co dãn vì nhiệt, các chất rắn có thể gây ra lực lớn.
- Câu 2 : Mục đích của việc chỉ đóng đinh một đầu, còn đầu kia để tự do khi lợp nhà?
A. Để tôn không bị thủng nhiều chỗ.
B. Để tiết kiệm đinh.
C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.
D. Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 3 : Chọn phát biểu sai về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau.
- Câu 4 : Chọn câu trả lời đúng. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
A. Làm bếp bị đè nặng.
B. Nước nóng thể tích tăng nên tràn ra ngoài.
C. Tốn chất đốt.
D. Lâu sôi.
- Câu 5 : Chọn câu trả lời sai. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng chất lỏng?
A. Thể tích của chất lỏng giảm.
B. Khối lượng của chất lỏng không đổi.
C. Thể tích của chất lỏng tăng.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
- Câu 6 : Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi ở 100o?
A. Nhiệt kế rượu.
B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế thủy ngân.
D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.
- Câu 7 : Chọn câu trả lời sai. Thân nhiệt của người bình thường là
A. 370C
B. 700F
C. 310K
D. 98,60F
- Câu 8 : Hãy tính 100oF bằng bao nhiêu oC?
A. 500C
B. 320C
C. 180C
D. 37,770C
- Câu 9 : Những dụng cụ nào sau đây có áp dụng máy cơ đơn giản?
A. Xe cút kít đẩy (hoặc) kéo hàng.
B. Đồ mở nắp chai bia, chai nước ngọt.
C. Triền dốc để dắt xe lên lề đường cao.
D. Cả A, B, C đều là những máy cơ đơn giản.
- Câu 10 : Chọn câu sai trong các câu sau về mặt phẳng nghiêng:
A. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa hàng lên ô tô tải.
B. Người ta dùng đòn bẩy để đưa vật liệu xây dựng lên tầng cao.
C. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa hàng trên xe tải xuống.
D. Người ta dùng ròng rọc để đưa hàng từ trên tầng cao xuống đất.
- Câu 11 : Nếu nhiệt độ tăng thêm 10C thì độ dài dây đồng dài 1m tăng thêm 0,017mm. Hỏi một dây bằng đồng dài 50m ở nhiệt độ 200C sẽ có độ dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 400C?
A. 20,017(m)
B. 30,017(m)
C. 40,017(m)
D. 50,017(m)
- Câu 12 : Trường hợp nào sào sau đây không phải sử nở vì nhiệt của chất rắn:
A. Tháp Eiffel cao thêm 10cm vào mùa hạ.
B. Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày , cốc bị vỡ.
C. Cửa gõ khó đóng sát vào mùa mưa.
D. Đáy nồi nhôm nấu nướng lâu ngày bị võng xuống.
- Câu 13 : Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắt?
A. Trọng lượng của vật tăng
B. Trọng lượng riêng của vật tăng
C. Trọng lượng riêng của vật giảm
D. Cả 3 hiện tưởng trên đều không xảy ra
- Câu 14 : Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh? Về mùa đông, ở các xứ lạnh
A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước
B. nước ở giữa hồ đóng băng trước
C. nước ở mặt hồ đóng băng trước
D. nước ở trong hồ đóng băng cùng một lúc
- Câu 15 : 680F ứng với bao nhiêu độ 0C?
A. 200C
B. 120C
C. 180C
D. 220C
- Câu 16 : Thí nghiệm được bố trí như hình vẽ, quả bóng bay được buộc vào miệng ống thủy tinh trên nút cao su của bình thủy tinh hình cầu .Dùng đèn cồn đốt dưới đáy bình thủy tinh. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hình dạng quả bóng bay?
A. Quả bóng căng dần như được thổi
B. Quả bóng giảm dần thể tích
C. Quả bóng dữ nguyên hình dáng cũ
D. Quả bóng giảm dần thể tích sau đó căng dần như được thổi
- Câu 17 : Khi khoảng cách OO1 trên đòn bẩy nhỏ hơn khoảng cách OO2, cách làm nào dưới đây làm cho khoảng cách OO1<OO2?
A. Di chuyển vị trí của điểm tựa O về phía O1
B. Di chuyển vị trí của điểm tựa O2 ra xa điển tựa O
C. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O1 và O
D. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O2 và O
- Câu 18 : Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến nóng chảy? Biết nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 800C
A. Nhiệt kế rượu
B. Nhiệt kế thủy ngân
C. Nhiệt kế y tế
D. cả 3 nhiệt kế trên
- Câu 19 : Một bình thủy tinh có dung tích là 2000cm3 ở 200C và 200,2cm3 ở 500C . Biết rằng 1000cm3 nước sẽ thành 1010,2cm3 ở 500C . Lúc đầu bình thủy tinh chứa đầy nước ở 200C . Hỏi khi đun lên 500C , lượng chất lỏng tràn ra khỏi bình là bao nhiêu?
A. 50,4cm3
B. 40,4cm3
C. 30,4cm3
D. 20,4cm3
- Câu 20 : Chọn câu đúng về mặt phẳng nghiêng trong các câu sau:
A. Mặt phẳng nghiêng càng dài thì độ nghiêng của nó càng lớn.
B. Mặt phẳng nghiêng càng dài thì độ nghiêng của nó càng nhỏ.
C. Mặt phẳng nghiêng càng dài thì lực kéo vật càng lớn.
D. Mặt phẳng nghiêng càng ngắn thì độ cao nâng vật càng thấp.
- Câu 21 : Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì:
A. Chiều dài, rộng và chiều cao tăng.
B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
C. Chỉ có chiều cao tăng.
D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không đổi.
- Câu 22 : Chất rắn nở ra khi ... Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. nóng lên
B. lạnh đi
C. nguội đi
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 23 : ... càng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ. Điền từ vào chỗ trống.
A. Mặt phẳng nghiêng
B. Đòn bẩy
C. Máy cơ đơn giản
D. Ròng rọc
- Câu 24 : ... là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
A. Máy cơ đơn giản
B. Đòn bẩy
C. Ròng rọc
D. Mặt phẳng nghiêng
- Câu 25 : Một bác thợ xây muốn kéo một bao xi măng lên một mái nhà theo phương thẳng đứng thì bác đó phải sử dụng lực nào trong các lực sau, biết rằng khối lượng của bao xi măng là 50kg.
A. 50N
B. 500N
C. 450N
D. 5N
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)