40 câu trắc nghiệm về sự dịch chuyển hệ vân trong...
- Câu 1 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện với ánh sáng đơn sắc bước sóng λ. Nếu đặt một bản thủy tinh có chiết suất 1,6 và có bề dày 4,8 μm trước một trong hai khe I−âng thì qua sát thấy có 4 khoảng vân dịch qua gốc tọa độ. Bước sóng λ bằng
A. 3 μm.
B. 0,45 μm.
C. 0,64 μm.
D. 0,72 μm.
- Câu 2 : Một lche sáng đơn sắc hẹp S, đặt trên mặt một gương phẳng G, cách mặt gương 1 mm. Trên một màn ảnh E đặt vuông góc với mặt gương, song song với khe S và cách khe 2 m người ta thấy có những vạch sáng và vạch tối xen kẽ nhau một cách đều đặn. Khoảng cách giữa 15 vạch sáng liên tiếp là 8,4 mm. Tính bước sóng của ánh sáng đơn sắc λ dùng trong thí nghiệm.
A. 0,5 μm.
B. 0,45μm.
C. 0,4 μm.
D. 0,6 μm.
- Câu 3 : Một hệ gương Fresnel gồm hai gương phẳng G1 và G2 nghiêng với nhau một góc 0,00435 rad. Đặt một khe ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,63 μm hẹp song song với giao tuyến I của hai gương cách giao tuyến một khoảng 18 cm. Gọi S1 và S2 là hai ảnh ảo tạo bởi hai gương. Các tia sáng phát ra từ S phản xạ trên hai gương hình như phát ra từ S1 và S2 truyền tới giao thoa với nhau trên màn ảnh E đặt trước gương và song song với hai khe (màn cách giao tuyến một khoảng 2,96 m). Tính khoảng vân.
A. 1,26 mm.
B. 1,2 mm.
C. 2,5 mm.
D. 1,5 mm.
- Câu 4 : Hai hai gương phẳng hợp với nhau một góc (π − α) (với a rất nhỏ). Khe sáng S phát ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,58 μm đặt song song với giao tuyến I của hai gương và cách I một khoảng là 1 m. Gọi S1 và S2 lân lượt là ảnh của S qua các gương. Màn ảnh E đặt vuông góc với mặt phẳng trung trực của S1S2, song song với khe S và cách giao tuyến hai gương 2 m. Tìm α biết khoảng vân giao thoa trên màn là 0,232 mm.
A. 0,0025 rad.
B. 0,00025 rad.
C. 0,025 rad.
D. 0,00375 rad.
- Câu 5 : Hai gương phẳng nghiêng với nhau một góc 0,005 rad. Khoảng cách từ giao tuyến 1 của hai gương đến khe sáng S là 1 m. Gọi S1 và S2 lần lượt là ánh của S qua các gương. Màn ảnh E đặt vuông góc với mặt phẳng trung trực của S1S2, song song với khe S và cách giao tuyến hai gương 1 m. Tính khoảng vân trên màn ảnh khi chiếu bức xạ đơn sác có bước sóng 0,5μm.
A. 1,26 mm.
B. 0,1 mm.
C. 2,5 mm.
D. 1,5 mm.
- Câu 6 : Một hệ gương Fresnel gồm hai gương phẳng G1 và G2 nghiêng với nhau một góc 0,0005 rad. Đặt một khe ánh sáng hẹp song song với giao tuyến I của hai gương cách I một khoảng 1 m. Gọi S1 và S2 là hai ảnh ảo tạo bởi hai gương. Các tia sáng phát ra từ S phản xạ trên hai gương hình như phát ra từ S1 và S2 truyền tới giao thoa với nhau trên màn ảnh E đặt trước gương và song song với S và vuông góc với mặt phẳng trung trực của S1S2 (màn cách giao tuyến 2 m). Số vân sáng có thể quan sát được trên màn E khi bước sóng ánh sáng là 0,5 μm
A. 15.
B. 16.
C. 1.
D. 3
- Câu 7 : Hai gương phẳng G1 và G2 đặt nghiêng với nhau một góc nhỏ α. Đặt một khe sáng hẹp song song với giao tuyến của hai gương và cách giao tuyến một khoảng d, phát ánh sáng đơn sắc có λ. Gọi S1 và S2 là hai ảnh ảo của S cho bởi hai gương. Các tia sáng phát ra từ S phản xạ trên G1 và G2 tựa như phát ra từ S1 và S2 và truyền tới giao thoa với nhau trên màn ảnh đặt vuông góc mặt phẳng trung trục của S1 và S2. Khoảng cách từ giao tuyến của hai gương đến màn là 1. Xác định khoảng vân trên màn.
A. λ(d + l)/(dα).
B. λ.(d+l)/(2dα).
C. 2λ(d + l)/(dα).
D. λ(2d + l)/(dα).
- Câu 8 : Một thấu kính hội tụ tiêu cự 50 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi tách ra một đoạn nhỏ 2 mm thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng 1,64/3 (μm), được đặt trên trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 1 m. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 4 m. Xác định số vân quan sát được.
A. 25.
B. 23.
C. 21.
D. 19.
- Câu 9 : Một thấu kính hội tụ tiêu cự 40 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi cắt đi mồi nửa một lớp dày 1 mm, sau đó dán lại thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sấc có bước sóng là 0,5 (μm), được đặt trên trục đối xứng cứa lường thấu kính và cách nó một khoáng 20 cm. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ánh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoáng 1 m. Khoảng vân giao thoa trên màn là
A. 0,375 mm.
B. 0,25mm.
C. 0,35 mm.
D. 0,125mm.
- Câu 10 : Một thấu kính hội tụ tiêu cự 50 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi cắt đi mỗi nửa một lớp dày 1 mm, sau đó dán lại thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc thuộc vùng đỏ, có bước sóng là 0,5 (μm), được đặt trên trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 25 cm. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 1 m. Số vân sáng quan sát được trên màn là
A. 9.
B. 10
C. 11.
D. 12
- Câu 11 : Một thấu kính hội tụ tiêu cự 15 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi cắt đi mỗi nửa một lớp dày 1,25 mm, sau đó dán lại thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc thuộc vùng đỏ, có bước sóng là 0,64 (pin), được đặt trên trục đôi xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 7,5 cm. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 235 cm. Tính số vân sáng quan sát.
A. 61.
B. 27.
C. 53.
D. 57.
- Câu 12 : Một thấu kính hội tụ tiêu cự 40 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi cắt đi mỗi nửa một lớp dày 1 mm, sau đó dán lại thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng là 0,45 (μm), được đặt trên trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 20 cm. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 1 m. Số vân sáng trên màn là
A. 17.
B. 13.
C. 15
D. 25
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất