Đề kiểm tra HK2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 t...
- Câu 1 : Nét nổi bật nhất của Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
A. Mĩ thay Pháp đưa Diệm lên nắm quyền ở Miền Nam nước ta
B. Đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị- xã hội khác nhau.
C. Miền Bắc được giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
- Câu 2 : Sự khác biệt về phương hướng cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn những năm 1959-1965 so với giai đoạn những năm 1954 – 1959 là
A. Đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.
B. Đấu tranh binh vận là chủ yếu kết hợp với đấu tranh chính trị
C. Đấu tranh vũ trang là chủ yếu kết hợp với đấu tranh binh vận
D. Đấu tranh chính trị song song với đấu tranh vũ trang kết hợp
- Câu 3 : Hội nghị Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 21(1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại
A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Đấu tranh hòa bình để hoàn thành thống nhất nước nhà
C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Câu 4 : Nguyên nhân quyết định để Đảng ta đề ra đường lối đổi mới vào năm 1986 là do:
A. Cuộc khủng hoảng ở Liên Xô- Đông Âu ngày càng trầm trọng.
B. Việt Nam lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.
C. Thành công của cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cổ vũ Việt Nam
D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và toàn cầu hóa.
- Câu 5 : Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là loại hình chiến tranh thế nào?
A. Chiến tranh ngăn chặn
B. Thực dân kiểu mới.
C. Thực dân kiểu cũ.
D. Chiến tranh răn đe
- Câu 6 : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới của Đảng ta từ năm 1986?
A. Kinh tế.
B. Văn hóa.
C. Xã hội.
D. Chính trị.
- Câu 7 : Kết quả lớn nhất của kì họp Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (năm 1976) là gì?
A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
B. Thống nhất về mặt lãnh thổ từ Bắc chí Nam
C. Quốc hội bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp chung
D. Bầu ra các chức vụ lãnh đạo cao nhất của nhà nước
- Câu 8 : Vào lúc 10h45 ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã diễn ra sự kiên gì ở miền Nam Việt Nam
A. Đánh dấu chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thắng lợi, miền Nam được giải phóng
B. Xe tăng và bộ binh của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn.
C. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập- kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh
D. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện trên sóng phát thanh
- Câu 9 : Trong thời kì những năm 1954-1975, nhiệm vụ chung của cách mạng nước ta là
A. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước trong cả nước
B. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
C. Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội cả nước
D. Hoàn thành cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa xã hội
- Câu 10 : Thành tựu nổi bật trong quan hệ quốc tế của Việt Nam năm 1995 là
A. Có quan hệ thương mại với hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
B. Có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
C. Các công ty của nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam ngày cang nhiều
D. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ và gia nhập tổ chức ASEAN.
- Câu 11 : Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc, Nam.
B. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. Hiệp thương chính trị để thống nhất đất nước.
- Câu 12 : Chiến thắng trong trận Vạn Tường (Quãng Ngãi năm 1965) thể hiện khả năng gì của quân ta trong chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến thắng Mĩ về ngoại giao trong “Chiến tranh cục bộ”.
B. Đánh thắng quân Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
C. Có khả năng đánh thắng quân Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ”.
D. Chiến thắng Mĩ về chính trị trong “Chiến tranh cục bộ”.
- Câu 13 : Việc quyết định đưa đến kí kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương liên quan đến một trong những trận thắng nào của nhân dân ta chống thực dân Pháp
A. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950.
C. Chiến thắng trong Đông – Xuân năm 1953-1954.
D. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947.
- Câu 14 : Củng cố vững chắc nhất về độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta từ năm 1945- 2000 là
A. Thành tựu, ưu điểm thực hiện đường lối đổi mới
B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
C. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi
D. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi
- Câu 15 : Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ của ta có tác dụng đối với phong trào cách mạng thế giới là
A. Thời cơ cho các nước thuộc địa đứng lên giành độc lập dân tộc.
B. Là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình cách mạng Lào, Campuchia
D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Câu 16 : Hãy xác định nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam là
A. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do.
B. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, không can thiệp vào nội bộ Việt Nam
C. Mĩ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thông nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
D. Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương
- Câu 17 : Ba tổ chức cộng sản ra đời vào trong năm 1929 tại Việt Nam là sự
A. Phong trào công nhân và yêu nước phát triển mạnh
B. Nguyến Ái Quốc đề nghị thành lập Đảng cộng sản.
C. Quốc tế cộng sản đề nghị thành lập Đảng cộng sản
D. Đòi hỏi phải có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
- Câu 18 : Tinh thần gì được phát huy qua hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946, 1976 ở nước ta ?
A. Sức mạnh dân tộc
B. Đoàn kết nhân dân
C. Tinh thần yêu nước
D. Đại đoàn kết dân tộc.
- Câu 19 : Chiến thắng quân sự mở đầu cho quân và dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là
A. Chiến thắng Ba Gia
B. Chiến thắng An Lão
C. Chiến thắng Ấp Bắc.
D. Chiến thắng Bình Giã
- Câu 20 : Trong ba chương trình kinh tế được đề ra trong Đại hội VI (12-1986) của Đảng ta thì chương trình kinh tế nào là quang trọng nhất ?
A. Hàng tiêu dùng, thực phẩm
B. Hàng tiêu dùng, xuất khẩu
C. Lương thực- thực phẩm
D. Hàng xuất khẩu, lương thực
- Câu 21 : Trong các chiến lược chiến tranh của Mĩ áp dụng tại miền Nam nước ta (1954- 1975) thì những chiến lược chiến tranh nào thực hiện bởi hai đời Tổng thống của nước Mĩ ?
A. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”
B. Chiến lược “chiến tranh cục bộ ” và “chiến tranh đơn phương”
C. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh”
D. Chiến lược “chiến tranh cục bộ ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”
- Câu 22 : Khó khăn cơ bản nhất của đất nước ta sau năm 1975 là gì?
A. Nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển phiến diện
B. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề.
C. Di sản xã hội kém như số người mù chữ và thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao.
D. Bọn phản động trong nước vẫn còn hoạt động và cấu kết với nước ngoài
- Câu 23 : Thắng lợi nào của ta ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa’’ trở lại chiến tranh xâm lược?
A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (năm1968).
C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" ở Hà Nội, Hải Phòng (1972)
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 ở miền Nam
- Câu 24 : Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao vào thời gian nào?
A. Tháng 6- 1995
B. Tháng 5- 1995
C. Tháng 8- 1995
D. Tháng 7-1995
- Câu 25 : Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi (24- 3- 1975) có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng miền Nam?
A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân cả nước tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
B. Đánh dấu sự chuyển sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược của cách mạng miền Nam.
C. Đánh dấu sự thất bại không thể tránh khỏi của chính quyền Sài Gòn(ngụy) vào năm 1975
D. Là điều kiện để Bộ chính trị quyết định giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976.
- Câu 26 : Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước Việt Nam (7- 1976) có ý nghĩa quan trọng gì?
A. Đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội cùng với cả nước Việt Nam thống nhất
B. Là cơ sở để Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.
C. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
D. Tạo điều kiện thống nhất các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng
- Câu 27 : Chính sách của Mĩ- Diệm hòng tiêu diệt cách mạng ở Miền Nam sau hiệp định Giơnevơ về Đông Dương là
A. Mở chiến dịch“tố cộng ” “diệt cộng”, ra luật 10/59, công khai chém giết nhân dân
B. Mĩ gạt Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam và độc chiếm miền Nam Việt Nam
C. Phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm làm “Tổng thống” để chia cắt dất nước
D. Thực hiện chính sách “đả thực” “bài phong” “diệt cộng” để tiêu diệt cách mạng
- Câu 28 : Bộ chính trị Trung ương Đảng ta quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa năm 1975 vì?
A. Chính quyền Sài Gòn đang hoang mang cực độ và lính Sài Gòn rễu rã tạo thời cơ cho ta giải phóng miền Nam
B. Ta đã chuẩn bị đầy đủ mọi mặt về nhân lực và vật lực để giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam
C. Sau thất bại ở Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, địch không còn khả năng tăng cường phòng thủ cho Sài Gòn.
D. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân thế giới lên cao tạo điều kiện cho ta giải phóng miền Nam
- Câu 29 : Trong thời kì những năm 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. Chiến thắng Bình Giã.
B. Phong trào“Đồng khởi”.
C. Chiến thắng Ấp Bắc.
D. Chiến thắng Vạn Tường.
- Câu 30 : Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ
A. Sau miền Bắc hoàn toàn được giải phóng
B. Sau khi đất nước được độc lập và thống nhất.
C. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.
D. Sau khi khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- Câu 31 : Hội nghị Trung ương 8 (5- 1941) của Đảng ta đã hoàn chỉnh chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra từ
A. Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào.
B. Hội nghị Trung ương Đảng ta năm 1943
C. Hội nghị Trung ương Đảng ta năm 1939.
D. Nghị quyết của Đảng ta tháng 3 - 1945.
- Câu 32 : Trong những kết quả quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước ta từ cuối năm 1986, kết quả nào quan trọng nhất?
A. Thực hiện thành công các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế đã đề ra từ đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986)
B. Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
C. Bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phương được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn biên chế và hiệu quả
D. Kiềm chế được một bước đà lạm phát với chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường ngày càng thấp.
- Câu 33 : Đại hội lần VI (1986) của Đảng ta đã đề ra Ba chương trình kinh tế trong kế hoạch 5năm (1986-1990) là
A. Lương thực, thực phẩm,hàng tiêu dùng và hàng truyền thống.
B. Lương thực, thực phẩm,hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp.
C. Lương thực, thực phẩm,hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
D. Lương thực, thực phẩm,hàng tiêu dùng và hàng thương nghiệp
- Câu 34 : Trong các thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1945- 2000 thì thắng lợi nào có ảnh hưởng nhiều nhất, mang lại kết quả lớn nhất đối với phong trào cách mạng thế giới ?
A. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975
B. Thành tựu, ưu điểm của công cuộc đổi mới (1986- 2000)
C. Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
D. Thắng lợi /thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Câu 35 : Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” cuối năm 1972 là
A. Buộc đế quốc Mĩ phải kí Hiệp định Pari lập lại hòa bình ở Việt Nam.
B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng ở miền Bắc của Mĩ.
C. Buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các cuộc tiến công chống phá miền Bắc.
D. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường.
- Câu 36 : Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp làm cho kinh tế - xã hội Việt Nam đã
A. Tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luông tư tưởng của cách mạng tư sản.
B. Tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản.
C. Tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa kiểu Nga
D. Tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam có sự phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Câu 37 : Trong thời kì những năm 1954-1975, buộc Mĩ phải rút quân khởi miền Nam Việt Nam là
A. Đánh bại chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ
B. Đánh bại về cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C. Đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, chiến tranh phá hoại
D. Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến tranh phá hoại.
- Câu 38 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) của Đảng ta xác định nhiệm vụ của nước ta chuyển sang thời kì phát triển mới là
A. Thời kì đổi mới về chính trị sau khi đổi mới kinh tế
B. Thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Thời kì hoàn thiện đường lối công cuộc “Đổi mới”.
D. Thời kì đổi mới về chính sách đối ngoại đa dạng hơn
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12