Đề kiểm tra ôn tập 1 tiết HK2 môn Sinh học 7 năm 2...
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng?
A. Phát triển qua biến thái.
B. Sinh sản mạnh vào mùa đông.
C. Đẻ trứng và thụ tinh trong.
D. Ếch có xương sườn phát triển.
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai?
A. Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
B. Chi 4 phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
C. Các chi sau có màng căng giữa các ngón.
D. Da trần và ẩm, phủ chất nhầy làm giảm ma sát và dễ thấm khí.
- Câu 3 : Không thuộc đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở cạn của ếch đồng là
A. đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
B. mũi thông với khoang miệng.
C. mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
D. chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
- Câu 4 : Động vật nào dưới đây là đại diện của lớp Lưỡng cư?
A. Tắc kè hoa.
B. Cá voi.
C. Cá cóc Tam Đảo.
D. Cá sấu.
- Câu 5 : Động vật nào dưới đây không phải là đại diện của lớp Lưỡng cư?
A. Cá cóc Tam Đảo
B. Lươn
C. Chẫu chàng.
D. Ếch giun.
- Câu 6 : Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Lưỡng cư không chân?
A. Cóc nhà
B. Cóc Tam Đảo
C. Ễnh ương
D. Ếch giun
- Câu 7 : Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài lưỡng cư?
A. 4000
B. 147
C. 4500
D. 150
- Câu 8 : Động vật nào dưới đây hoạt động chủ yếu vào ban ngày và sống chủ yếu ở môi trường nước?
A. Cá cóc Tam Đảo
B. Ếch cây
C. Ếch giun
D. Cóc nhà
- Câu 9 : Đặc điểm nào sau đây không có ở cóc Tam Đảo?
A. Tim ba ngăn
B. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
C. Là động vật biến nhiệt
D. Phát triển qua biến thái
- Câu 10 : Động vật nào dưới đây thường chỉ gặp ở miền núi?
A. Ếch giun
B. Ếch đồng
C. Ếch cây
D. Nhái biển
- Câu 11 : Động vật nào dưới đây có nhiều tuyến độc và có hai tuyến mang tai lớn?
A. Ễnh ương
B. Ếch cây
C. Cóc nhà
D. Cá cóc Tam Đảo
- Câu 12 : Đặc điểm không thuộc đời sống của thằn lằn bóng là
A. ưa sống ở những nơi khô ráo, thích phơi nắng, bò sát thân và đuôi vào đất.
B. bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ, trú đông trong các hang đất khô.
C. thở bằng phổi, là động vật biến nhiệt.
D. thụ tinh trong, trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng, trứng nở ra phát triển có biến thái thành con trưởng thành.
- Câu 13 : Phát biểu nào dưới đây về hệ bài tiết của thằn lằn là sai?
A. Có thận giữa.
B. Thận có khả năng hấp thụ lại nước.
C. Hệ bài tiết tạo ra nước tiểu đặc.
D. Nước tiểu là axít uric đặc, có màu trắng.
- Câu 14 : Loài khủng long hung dữ nhất ở thời đại Khủng long là
A. khủng long bạo chúa
B. khủng long sấm
C. khủng long cánh.
D. khủng long cá.
- Câu 15 : Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo thích nghi với đời sống
A. nửa dưới nước, nửa trên cạn.
B. hoàn toàn ở dưới nước.
C. khu vực ẩm ướt gần nguồn nước.
D. hoàn toàn ở trên cạn.
- Câu 16 : Ở thằn lằn bóng đuôi dài, đặc điểm da khô và có vảy sừng bao bọc có ý nghĩa thích nghi như thế nào?
A. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
B. Giúp tăng cường hấp thụ nhiệt.
C. Giúp hạn chế sự thoát hơi nước qua bề mặt cơ thể.
D. Giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của kẻ thù.
- Câu 17 : Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?
A. Ưa sống nơi ẩm ướt.
B. bàn chân có năm ngón có vuốt.
C. trên cây cao.
D. khu vực đất ẩm ướt.
- Câu 18 : Nơi trú đông của thằn lằn bóng đuôi dài là
A. hang đất khô.
B. dưới đầm nước.
C. trên cây cao.
D. khu vực đất ẩm ướt.
- Câu 19 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm bộ xương thằn lằn?
A. Đốt sống thân mang xương sườn.
B. Đốt sống cổ rất linh hoạt.
C. Đốt sống đuôi dài.
D. Không có xương sườn.
- Câu 20 : Tim của thằn lằn đuôi dài có bao nhiêu ngăn?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
- Câu 21 : Bò sát hiện nay có bao nhiêu bộ?
A. 4 bộ
B. 2 bộ
C. 3 bộ
D. 8 bộ
- Câu 22 : Động vật nào trong hình sau đây là đại diện của nhóm chim bơi?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
- Câu 23 : Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?
A. Bay kiểu vỗ cánh.
B. Sống trên cạn, thích nghi với đời sống bay lượn.
C. Là động vật hằng nhiệt.
D. Nuôi con bằng sữa mẹ.
- Câu 24 : So với thằn lằn bóng đuôi dài, sinh sản chim bồ câu có ưu điểm gì?
A. Đẻ trứng nhiều
B. Nuôi con bằng sữa mẹ
C. Ấp trứng, nuôi con
D. Thụ tinh trong
- Câu 25 : Động vật nào trong hình dưới đây không thuộc nhóm chim bay?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
- Câu 26 : Mỗi bàn chân của chim bồ câu có bao nhiêu ngón?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
- Câu 27 : Động vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình?
A. Bồ câu trắng
B. Bồ câu đen
C. Thiên nga
D. Chim công
- Câu 28 : Đặc điểm nào dưới đây giúp chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
A. Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp, tuyến phao câu tiết dịch nhờn.
B. Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
C. Chi trước biến đổi thành cánh; chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
D. Cả A, B và C.
- Câu 29 : Ở chim bồ câu, mề là tên gọi khác của
A. diều
B. dạ dày tuyến
C. dạ dày cơ
D. thực quản
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét