Đề kiểm tra học kỳ I vật lý 6 trường THCS Tân Trun...
- Câu 1 : Trên hộp sữa bột có ghi: “khối lượng tịnh 400 g ”. Số đó chỉ:
A thể tích của hộp sữa.
B khối lượng của hộp sữa.
C khối lượng của bột sữa trong hộp.
D sức nặng của hộp sữa.
- Câu 2 : Một cầu thủ đá quả bóng đang nằm yên trên sân, làm cho quả bóng:
A biến đổi chuyển động.
B biến dạng.
C biến đổi chuyển động và biến dạng.
D không bị biến dạng và chỉ biến đổi chuyển động.
- Câu 3 : Công thức nào dưới đây dùng để tính khối lượng riêng của một chất
A D =\(\frac{m}{V}\)
B D =\(\frac{P}{V}\)
C D = m.V
D D =\(\frac{V}{m}\)
- Câu 4 : Cân nào dưới đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
A Cân y tế
B Cân tạ
C Cân đòn
D Cân Rô-béc-van
- Câu 5 : Đổi 2,05 km ra m ta được kết quả là :
A 25 m
B 2050 m
C 2500 m
D 20500 m
- Câu 6 : Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo. Chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau.
A Lực mà ngón tay cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón tay cái là hai lực cân bằng.
B Hai lực do hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.
C Lực mà ngón tay trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón tay trỏ là hai lực cân bằng.
D Các câu trả lời A, B đúng.
- Câu 7 : Để kéo một cỗ máy bơm lên sàn ôtô bằng một mặt phẳng nghiêng ta phải dùng lực F1. Nếu giữ nguyên độ cao nhưng tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng ta phải dùng một lực F2. So với lực F1 thì lực F2 :
A bằng F1
B bằng 2F1
C lớn hơn F1
D nhỏ hơn F1
- Câu 8 : Thế nào là giới hạn đo của thước? Thế nào là độ chia nhỏ nhất của thước?
A - GHĐ của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
- ĐCNN của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
B - GHĐ của thước là độ dài ghi ở giữa thước
- ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
C - GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
D - GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- ĐCNN của thước là độ dài ghi ở giữa thước
- Câu 9 : Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực? Đơn vị và kí hiệu của trọng lực?
- Câu 10 : Hãy quan sát chuyển động của quả táo rụng và cho biết:a) Chuyển động của quả táo biến đổi như thế nào? b) Nguyên nhân của hiện tượng trên.
A a) Quả táo chuyển động nhanh dần theo phương thẳng đứng. Hướng chuyển động của quả táo là từ trên xuống và không thay đổi nhưng nó chuyển động nhanh dần. Vậy quả táo đã biến đổi chuyển động.
b) Sở dĩ như vậy vì quả táo chịu tác dụng lực hút của Trái đất.
B a) Quả táo chuyển động chậm dần theo phương thẳng đứng. Hướng chuyển động của quả táo là từ trên xuống và không thay đổi nhưng nó chuyển động chậm dần. Vậy quả táo đã biến đổi chuyển động.
b) Sở dĩ như vậy vì quả táo chịu tác dụng lực hút của Trái đất.
C a) Quả táo chuyển động nhanh dần theo phương thẳng đứng. Hướng chuyển động của quả táo là từ trên xuống và không thay đổi nhưng nó chuyển động nhanh dần. Vậy quả táo đã biến đổi chuyển động.
b) Sở dĩ như vậy vì quả táo chịu tác dụng lực đẩy của Trái đất.
D a) Quả táo chuyển động đều theo phương thẳng đứng. Hướng chuyển động của quả táo là từ trên xuống và không thay đổi nhưng nó chuyển động đều. Vậy quả táo đã biến đổi chuyển động.
b) Sở dĩ như vậy vì quả táo chịu tác dụng lực đẩy của Trái đất.
- Câu 11 : Vì sao đường lên đỉnh núi lại phải ngoằn nghèo quanh sườn núi?
A Làm đường ngoằn ngoèo quanh sườn núi nhằm mục đích tăng chiều dài để tăng độ nghiêng của đường. Nhờ vậy khi trèo lên đỉnh rốc thì lực nâng cơ thể người lớn hơn khi trèo thẳng lên đỉnh rốc làm người trèo đỡ mệt hơn.
B Làm đường ngoằn ngoèo quanh sườn núi nhằm mục đích tăng chiều dài để giảm độ nghiêng của đường. Nhờ vậy khi trèo lên đỉnh rốc thì lực nâng cơ thể người lớn hơn khi trèo thẳng lên đỉnh rốc làm người trèo đỡ mệt hơn.
C Làm đường ngoằn ngoèo quanh sườn núi nhằm mục đích tăng chiều dài để tăng độ nghiêng của đường. Nhờ vậy khi trèo lên đỉnh rốc thì lực nâng cơ thể người nhỏ hơn khi trèo thẳng lên đỉnh rốc làm người trèo đỡ mệt hơn.
D Làm đường ngoằn ngoèo quanh sườn núi nhằm mục đích tăng chiều dài để giảm độ nghiêng của đường. Nhờ vậy khi trèo lên đỉnh rốc thì lực nâng cơ thể người nhỏ hơn khi trèo thẳng lên đỉnh rốc làm người trèo đỡ mệt hơn.
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)