- Lịch sử Việt Nam 1973-1975
- Câu 1 : Cuối năm 1974 - đầu năm 1975 trước tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phòng miền Nam
A Trong năm 1974 - đầu năm 1975
B Trong năm 1976
C Trong hai năm 1975 và 1976
D Trong năm 1975
- Câu 2 : Nội dung cơ bản nào của hiệp định Pari 1973 ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam:
A Hoa Kì rút hết quân đội và quân đồng minh về nước
B Nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua Tổng tuyển cử tự do
C Hai bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường
D Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
- Câu 3 : Ý nào không phản ánh đúng về tình hình nước ta sau hiệp định Pari:
A Miền Bắc tiếp tục thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
B Đất nước hoà bình, thống nhất
C Mỹ rút quân về nước
D Mỹ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự ở miền Nam, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn
- Câu 4 : Cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) đã trở thành:
A “Sản phẩm” của chiến tranh lạnh
B “Sản phầm” của chiến tranh lạnh và trật cự hai cực Ianta
C Là biểu tượng của trật tự hai cực Ianta
D Cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
- Câu 5 : Bài học kinh nghiệm nào trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục vận dụng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)
A Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế
B Kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang, dân vận
C Tranh thủ sự đồng tình của quốc tế
D Tăng cường tình đoàn kết trong nước và quốc tế
- Câu 6 : Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 qua ba chiến dịch lớn là:
A Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng
B Tây Nguyên, Huế, Hồ Chí Minh
C Tây Nguyên, Huế, Sài Gòn
D Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
- Câu 7 : Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
A Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng ở miền Nam, lực lượng địch mỏng
B Địa bàn rộng, hiểm trở sẽ gây khó khăn cho địch
C Là nơi tập trung cơ quan đầu nào của địch
D Là nơi tập trung nhiều Đảng viên nhất ở miền Nam
- Câu 8 : Trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên là trận:
A Đánh vào Plây-ku
B Đánh vào KomTum
C Đánh vào Buôn Ma Thuột
D Đánh vào An Khê
- Câu 9 : Vì sao trong kế kế hoạch giải phòng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 Bộ chính trị lại nhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh:
A Lo sợ quân ta sẽ yếu không đủ sức đương đầu
B Giảm thiệt hại về người và của cho nhân dân
C Phòng quân Mĩ tăng lực lượng đàn áp cách mạng
D Nhanh chóng đi lên thống nhất đất nước
- Câu 10 : Điểm khác biệt căn bản của nội dung hiệp định Pari 1973 và hiệp định Gionever 1954 là:
A Hiệp định Pari không cho phép quân đội nước nào ở lại Việt Nam
B Hiệp định Pari quy định các bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh
C Hiệp định Pari nêu rõ các bên cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam
D Hiệp định Pari quy định các bên tham gia cam kết không được dính líu quân sự vào Việt Nam
- Câu 11 : Nguyên nhân có tính chất quyết định của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) là:
A Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
B Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
C Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng
D Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Câu 12 : Lý do Mĩ phải kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam là:
A Do đòn bất ngờ của Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
B Cuộc tập kích bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng bước đầu bị thất bại
C Quân và dân ta đập tan cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không"
D Quân và dân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọng của địch (1972)
- Câu 13 : Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975):
A Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới,
B Miền Bắc được bảo vệ vững chắc, hoàn thành nhiệm vụ hậu phương
C Việt Nam nhận được sự ủng hộ to lớn từ các dân tộc yêu chuộng hoà bình
D Sự đoàn kết liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương
- Câu 14 : Sau hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là:
A Cùng với miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
B Tập trung đẩy mạnh khôi phục kinh tế, làm nghĩa vụ hậu phương với Lào và Camphuchia
C Đấu tranh chống địch “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng toàn miền Nam
D Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Câu 15 : Chiến thắng nào là một đòn trinh sát chiến lược, tạo tiền đề cho Bộ Chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
A Chiến thắng Đường 14 - Phước Long
B Chiến dịch Tây Nguyên
C Tấn công Buôn Ma Thuột
D Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
- Câu 16 : Ai là Tổng thống Việt Nam Cộng hoà (Tổng thống chính phủ Sài Gòn) từ năm 1967-1975.
A Ngô Đình Diệm
B Nguyễn Văn Thiệu
C Trần Văn Hương
D Dương Văn Minh
- Câu 17 : Sự kiện nào báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng:
A Xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống taòn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn.
B Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
C Các tỉnh còn lại của Nam Bộ, nhân dân đã nhất tề nổi dậy và tiến công theo phương thức xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh.
D Lá cờ cách mạng tung bay trên tòa nhà Phủ tổng thống
- Câu 18 : Chiến dịch Hồ Chí Minh có tên nguyên thuỷ là:
A Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định
B Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975
C Chiến dịch toàn thắng
D Chiến dịch giải phóng miền Nam
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12