- Các nước Đông Bắc Á
- Câu 1 : Đặc điểm của đường lối đổi mới nhằm xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc?
A Lấy phát triển chính trị làm trung tâm
B Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
C Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trung tâm
D Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm
- Câu 2 : Người đã khởi xướng đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là ai?
A Lưu Thiếu Kỳ
B Đặng Tiểu Bình
C Mao Trạch Đông
D Tôn Trung Sơn
- Câu 3 : Nguyên tắc cơ bản của đường lối cải cách mà Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã vạch ra từ năm 1978 là
A Kiên trì nền chuyên chính dân chủ
B Tiến hành cải cách và mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
C Kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội
D Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông
- Câu 4 : Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc là
A Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc
B Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc
C Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa
D Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc
- Câu 5 : Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) là
A Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á
B Làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới
C Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh
D Tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á
- Câu 6 : Những sự kiện thể hiện sự biến đổi lớn về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A Trung Quốc thu hồi được Hồng Công
B Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ
C sự ra đời của nước CHND Trung Hoa và sự thành lập hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên
D Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên
- Câu 7 : Ý nào sau đây không phải là đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Trung Quốc từ năm 1987?
A Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, chuyển nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
B Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc
C Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
D Tiến hành cải cách, mở cửa
- Câu 8 : Từ công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc; sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã đòi hỏi Việt Nam cần phải
A Định hướng lại thể chế chính trị
B Dập khuôn theo mô hình cải cách - mở cửa của Trung Quốc
C Định hướng lại mô hình phát triển kinh tế
D Đổi mới toàn diện trên các linh vực
- Câu 9 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, khu vực Đông Bắc Á cơ sự biến đổi to lớn:
A Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
B Sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
C Các quốc gia trong khu vực đã đạt những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
D Đáp án a và b
- Câu 10 : Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á”
A Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc
B Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapo
C Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan
D Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan
- Câu 11 : Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?
A Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
B Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
D Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm
- Câu 12 : Nhà nước Đài Hàn Dân quốc (Hàn Quốc ) được thành lập vào thời gian nào?
A 9.1948
B 10.1948
C 8.1948
D 7.1948
- Câu 13 : Công cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) do ai khởi xướng?
A Tập Cận Bình
B Đặng Tiểu Bình
C Mao Trạch Đông
D Ôn Gia Bảo
- Câu 14 : Những dấu hiệu sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
A Sự xuất hiện của 3 “con rồng” kinh tế: Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan
B Nhật Bản vươn lên là nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giơi
C Những năm 80-90 của thế kỉ XX, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới .
D Cả ba câu trên đều đúng.
- Câu 15 : Sự ra đời của hai nhà nước trên Bán đảo Triều Tiên ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế?
A Biểu hiện sự đối đầu Đông – Tây và cuộc Chiến tranh lạnh
B Việc kí Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên trở thành mô hình cho các nước lớn trong việc giải quyết các cuộc chiến tranh sau này
C Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc tế giữa hai phe TBCN và XHCN, cũng như chính sách của các nước lớn.
D Tất cả các câu trên đều đúng.
- Câu 16 : Cuộc nội chiến ở trung Quốc (1946-1949) được xem là cách mạng dân tộc dân chủ vì:
A Do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
B Do kẻ thù là Quốc dân Đảng- Đảng của giai cấp tư sản
C Do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân đánh đổ sự thống trị của Quốc đân Đảng mà thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản, có sự can thiệp của đế quốc Mĩ.
D Câu a và b đúng.
- Câu 17 : Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp của ta.
A Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ Âu sang Á đến giáp nước ta.
B Là nguồn cổ vũ, là tấm gương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
C Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
D Câu a và b đúng.
- Câu 18 : Chính sách đối ngoại chủ đạo của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ XX là
A thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
B bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
C mở rộng sự hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
D gây chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam.
- Câu 19 : Nguyên nhân quyết định nhất việc Trung Quốc phải tiến hành cải cách- mở cửa vào năm 1978?
A Do cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
B Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – kỉ thuật và sự giao lưu quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hóa.
C Từ năm 1959 đến năm 1978, Trung Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng, không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.
D Không có nguyên nhân nào quyết định nhất.
- Câu 20 : Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?
A Ngày 18 – 1 - 1950
B Ngày 14 – 2 - 1950
C Ngày 1 – 1 - 1950
D Ngày 12 – 4 – 1950
- Câu 21 : Tháng 7 – 1953, hiệp định đình chiến giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn dân quốc được kí kết tại:
A Bàn Môn Điếm
B Hán Khẩu
C Thượng Hải
D Seun
- Câu 22 : Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng ta có thể vận dụng được bài học kinh nghiệm nào từ thành công của Trung Quốc?
A Đổi mới đất nước bắt đầu từ kinh tế, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
B Kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản việt Nam và đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội
C Thực hiện cải cách, mở của nhưng phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ độc lập dân tộc
D Tất cả các bài học trên.
- Câu 23 : Trong giai đoạn 7/1946- 6/1947, Quân giải phóng Trung Quốc ở vào thế:
A Phòng ngự bị động
B Phòng ngự tích cực
C Chủ động tấn công
D Tiêu thổ kháng chiến
- Câu 24 : Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10-1949) đánh dấu Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng nào dưới đây?
A Dân tộc dân chủ.
B Dân chủ nhân dân.
C Tư sản dân quyền cách mạng.
D Dân chủ tư sản kiểu mới.
- Câu 25 : Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới vào khoảng thời gian nào?
A Trong những năm 50 – 70 của thế kỉ XX
B Trong những năm 80- 90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI
C Sau chiến tranh thế giới thứ thứ hai
D Trong những năm 70 -80 của thế kỉ XX
- Câu 26 : Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Công vào năm nào?
A 12/1999
B 7/1997
C 5/1991
D 11/1991
- Câu 27 : Đại hội lần thứ 12 của Trung Quốc họp vào thời gian nào?
A 10-1987
B 12-1978
C 9.1982
D 12. 1985
- Câu 28 : Từ những năm 80 của thế kỉ XX, trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với nước nào?
A Liên Xô, Mông cổ
B Liên Xô, Mông cổ, Inđônêxia, Việt Nam
C Liên Xô, Mông cổ, Mĩ
D Liên Xô, Mông cổ, Inđônêxia
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12