Các loại tia
- Câu 1 : Trong ống Cu-lít-giơ, để tạo một chùm tia X, ta cho một chùm êlectron nhanh bắn vào
A một chất rắn khó nóng chảy, có nguyên tử lượng lớn.
B một chất rắn, có nguyên tử lượng bất kì.
C một chất rắn, hoặc một chất lỏng có nguyên tử lượng lớn.
D một chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí bất kì.
- Câu 2 : Trong việc chiếu và chụp ảnh nội tạng bằng tia X, người ta phải hết sức tránh tác dụng nào dưới đây của tia X?
A Khả năng đâm 'xuyên.
B Làm đen kính ảnh.
C Làm phát quang một số chất.
D Huỷ diệt tế bào.
- Câu 3 : Tia Rơn-ghen có
A cùng bản chất với sóng vô tuyến.
B cùng bản chất với sóng âm.
C điện tích âm.
D bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
- Câu 4 : Khi nói về tia y, phát biểu nào sau đây là sai ?
A Tia \(\gamma \) không phải là sóng điện từ.
B Tia \(\gamma \) không mang điện.
C Tia \(\gamma \) có tần số lớn hơn tần số của tia X.
D Tia \(\gamma \) có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X.
- Câu 5 : Chọn câu đúng. Tia hồng ngoại có
A Bước sóng lớn hơn so với ánh sáng nhìn thấy.
B Bước sóng nhỏ hơn so với ánh sáng nhìn thấy.
C Bước sóng nhỏ hơn so với tia tử ngoại.
D Tần số lớn hơn so với tia tử ngoại.
- Câu 6 : Chọn câu đúng. Tia tử ngoại
A Không có tác dụng nhiệt.
B Cũng có tác dụng nhiệt.
C Không làm đen phim ảnh.
D Làm đen phim ảnh nhưng không làm đen mạnh bằng ánh sáng nhìn thấy.
- Câu 7 : Chọn câu đúng. Tia X có bước sóng
A Lớn hơn tia hồng ngoại.
B Lớn hơn tia tử ngoại.
C Nhỏ hơn tia tử ngoại.
D Không thể đo được.
- Câu 8 : Giả sử ta làm thí nghiệm Y-âng với hai khe cách nhau một khoảng a = 2mm, và màn quan sát cách hai khe D = 1,2m. Dịch chuyển một mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn D theo một đường vuông góc với hai khe, thì thấy cứ sau 0,5mm thì kim điện kể lại lệch nhiều nhất. Tính bước sóng của bức xạ.
- Câu 9 : Trong một thí nghiệm Y-âng, hai khe F1, F2 cách nhau một khoảng a = 0,8mm, khe F được chiếu sáng bằng bức xạ tử ngoại, bước sóng 360nm. Một tấm giấy ảnh đặt song song với hai khe, cách chúng 1,2m. Hỏi sau khi tráng trên giấy hiện lên hình gì? Tính khoảng cách giữa hai vạch đen trên giấy.
- Câu 10 : Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Cu- lít- giơ là 10 kV. Tính tốc độ và động năng cực đại của các êlectron, khi đập vào atôt.Cho biết khối lượng và điện tích của êlectron: me = 9,1.10-31 kg; - e = -1,6. 10-19 C.
- Câu 11 : Một ống Cu-lít-giơ có công suất 400 W, hiệu điên thế giữa anôt và catôt có giá trị 10kV. Hãy tính:a) Cường độ dòng điện và số êlectron qua ống trong mỗi giây.b) Nhiệt lượng tỏa ra trên anôt trong mỗi phút.
- Câu 12 : Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ thêm 2 000 V thì tốc độ các êlectron tới anôt tăng thêm được 7 000 km/s. Hãy tính tốc độ ban đầu của êlectron và điện áp ban đầu giữa hai cực của ống Cu-lít-giơ
- Câu 13 : Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống Cu-lít-giơ là 12 kV. Tính tốc độ của các êlectron đập vào anôt. Bỏ qua tốc độ ban đầu của êlectron khi bật ra khỏi catôt.Cho biết : Khối lượng và điện tích các êlectron là me = 9,1.10-31 kg : -e = -1,6.10-19 c
- Câu 14 : Tốc độ của các êlectron khi đập vào anôt của một ống Cu-lít-giơ là 45 000 km/s. Để tăng tốc độ này thêm 5 000 km/s, phải tăng hiệu điện thế đặt vào ống thêm bao nhiêu ?
- Câu 15 : Một Ống Cu-lít-giơ có công suất trung bình 300 W, hiệu điên thế giữa anôt và catôt có giá trị 10 kV. Hãy tính :a) Cường độ dòng điộn và số êlectron qua ống trong mỗi giây.b) Tốc độ của các êlectron khi tới anôt. Bỏ qua tốc độ ban đầu của êlectron khi bật ra khỏi catôt.
- Câu 16 : Nếu hiệu điện thế giữa hai cực của một ống Cu-lít-giơ bị giảm 2 000 V thì tốc độ của các êlectron tới anôt giảm 5 200 km/s. Hãy tính hiệu điện thế của ống và tốc độ của các êlectron.
- Câu 17 : Trong một ống Cu-lít-giơ, tốc độ của êlectron khi tới anôt là 50 000 km/s. Để giảm tốc độ này 8 000 km/s, phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu ống bao nhiêu ?
- Câu 18 : Một nguồn điểm S phát một bức xạ tử ngoại đơn sắc chiếu sáng hai khe hẹp F1, F2 cách nhau một khoảng a = 3 mm. Màn hứng vân giao thoa là một phim ảnh, đặt cách F1, F2 một khoảng D = 45 cm. Sau khi tráng phim, ta trông thấy trên phim có một loạt vạch đen song song, cách đều nhau. Đo khoảng cách từ vạch thứ nhất đến vạch thứ 37 ở bên trái nó, ta được giá trị 1,39 mm. Tính bước sóng của bức xạ.
- Câu 19 : Tại sao để nghiên cứu quang phổ trong vùng tử ngoại, người ta không dùng các máy quang phổ có lăng kính và thấu kính bằng thuỷ tinh, mà dùng các máy quang phổ có lăng kính và thấu kính bằng thạch anh ?
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất