Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT P...
- Câu 1 : Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, bất khuất.
B sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C toàn Đảng, toàn dân đoàn kết nhất trí, đồng lòng.
D điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.
- Câu 2 : Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Mĩ nắm độc quyền bom nguyên tử.
B Cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.
C Liên Xô và Mĩ đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.
D Mĩ muốn làm bá chủ thế giới.
- Câu 3 : Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX là
A cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ.
B chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ.
C Nhật Bản vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
D sự thành lập hai nhà nước ở hai miền nước Đức .
- Câu 4 : Năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là
A Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế ĐD
B Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế ĐD.
D Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh.
- Câu 5 : Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng trong những năm 1946 – 1954 mang tính chất gì?
A Dân tộc và dân chủ
B Chính nghĩa
C Dân chủ nhân dân
D Chính nghĩa và nhân dân
- Câu 6 : Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học chủ yếu nào từ thất bại của việc gửi bản Yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (1919)?
A Phân biệt rõ bạn-thù của dân tộc.
B Phải dựa vào sức mình để tự giải phóng.
C Quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản.
D Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
- Câu 7 : Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936-1939 là
A bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
B tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C độc lập dân tôc và ruộng đất dân cày.
D tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Câu 8 : Năm 1923, giai cấp tư sản đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào?
A Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế.
B Bãi công Ba Son.
C Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ.
D Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo.
- Câu 9 : Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:1. Cao trào kháng Nhật cứu nước 2. Nhật xâm lược Đông Dương3. Mặt trận Việt Minh ra đời4. Nhật đảo chính Pháp
A 1 – 3 – 2 – 4
B 2 – 3 – 4 – 1
C 3 – 4 – 2 – 1
D 4 – 1 – 3 – 2
- Câu 10 : Sự kiện nào đã diễn ra tại Pháp vào ngày 18-6-1919?
A Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
B Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản.
C Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
D Nguyễn Ái Quốc đọc Bản Sơ thảo Luận cương của Lênin.
- Câu 11 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đầu năm 1930 xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là
A Đánh đổ phong kiến, đế quốc.
B Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.
C Đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai
D Đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng.
- Câu 12 : Trong phong trào đấu tranh của nhân dân Á, Phi và Mĩ Latinh, năm 1960 được gọi là năm
A châu Á.
B châu Phi.
C châu Mĩ
D Mĩ Latinh.
- Câu 13 : “Phương án Maobáttơn” chia Ấn Độ thành 2 quốc gia là:
A Ấn Độ của người theo đạo Tin Lành, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
B Ấn Độ của người theo Thiên chúa giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
C Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
D Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Phật giáo
- Câu 14 : Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan đã tác động như thế nào đến tình hình châu Âu?
A Giúp phục hồi kinh tế Tây Âu.
B Giúp Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
C Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D Sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa Tây Âu và Đông Âu.
- Câu 15 : Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là
A Trung Hoa Dân quốc.
B phát xít Nhật.
C Mĩ và thực dân Anh.
D thực dân Pháp.
- Câu 16 : Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925 là
A truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam.
B chuẩn bị về mặt tư tưởng-chính trị cho sự thành lập Đảng.
C tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn bằng cách mạng vô sản.
D sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 17 : Giai đoạn khởi nghĩa từng phần ( tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là
A cao trào kháng Pháp và Nhật.
B cao trào đánh đuổi phát xít Nhật.
C cao trào kháng Nhật cứu nước.
D phong trào chống Nhật cứu nước
- Câu 18 : Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
A khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa.
B đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
C kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
D đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
- Câu 19 : Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954?
A Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu.
B Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán.
C Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng.
D Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông Xuân 1953 – 1954.
- Câu 20 : Sự kiện nào chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?.
A Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
B Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước.
C Cách mạng tháng Tám thành công
D Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
- Câu 21 : Một trong những vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là
A truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam.
B truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam.
C tập hợp giai cấp tư sản dân tộc tham gia cách mạng.
D tập hợp thanh niên, trí thức yêu nước tham gia cách mạng.
- Câu 22 : Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), kinh tế Việt Nam có đặc điểm:
A Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập.
B Phát triển cân đối giữa các ngành.
C Phát triển mất cân đối, lệ thuộc Pháp
D Phát triển chậm và lệ thuộc vào Pháp.
- Câu 23 : Chỉ thị của Đảng ta trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là:
A “Toàn dân kháng chiến”
B “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
C kháng chiến kiến quốc
D phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp.
- Câu 24 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp nào nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A Giai cấp tư sản
B Giai cấp nông dân.
C Giai cấp tiểu tư sản.
D Giai cấp công nhân.
- Câu 25 : Bối cảnh nào dẫn tới sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?
A Phong trào đấu tranh của công nhân không phát triển.
B Phong trào công nhân và phong trào yêu nước không phát triển.
C Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
D Phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
- Câu 26 : Yếu tố nào dưới đây đã tác động trực tiếp đến xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A Pháp đẩy mạnh đàn áp phong trào đấu tranh.
B Ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga.
C Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai.
D Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
- Câu 27 : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của:
A phong trào dân tộc phát triển mạnh.
B sự phát triển mạnh của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
C cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân Việt Nam.
D cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
- Câu 28 : Ta đã chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946) được kí kết?
A “Hòa để tiến”.
B Hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc.
C Cầm súng đánh Pháp.
D Đánh Pháp và Trung Hoa Dân Quốc.
- Câu 29 : Đâu không phải là Ý phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?
A Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na - va.
B Tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
C Khai thông Biên giới Việt – Trung.
D Giáng một đòn quyết định vào y chí xâm lược của thực dân Pháp.
- Câu 30 : Cuộc bãi công Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu sự phát triển nào của phong trào công nhân?
A Bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác.
B Bước đầu chuyển từ tự giác sang tự phát.
C Hoàn thành chuyển từ tự phát sang tự giác.
D Hoàn thành chuyển từ tự giác sang tự phát.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12