Đề thi thử THPT Quốc Gia- ĐH Môn Vật Lý năm 2015-...
- Câu 1 : Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương nằm ngang, trong hai lần liên tiếp con lắc qua vị trí cân bằng thì
A gia tốc bằng nhau, động năng bằng nhau.
B gia tốc bằng nhau, vận tốc bằng nhau.
C động năng băng nhau, vận tốc bằng nhau.
D gia tốc khác nhau, động năng bằng nhau.
- Câu 2 : Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi lần lượt vào hai đầu điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch tương ứng là 0,25 A; 0,5 A; 0,2 A. Nếu đặt điện áp xoay chiều này vào hai đầu đoạn mạch gồm ba phần tử trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là
A 0,2 A
B 0,3 A
C 0,15 A
D 0,05 A
- Câu 3 : Một sợi dây đàn hồi OM = 180cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích trên dây hình thành 5 bụng sóng, biên độ dao động của phần tử tại bụng sóng là 3,0cm. Tại điểm N gần đầu O nhất, các phần tử có biên độ dao động là 1,5 √2 cm. Khoảng cách ON bằng
A 18 cm.
B 36 cm.
C 9,0 cm.
D 24 cm.
- Câu 4 : Xét con lắc lò xo treo thẳng đứng. Khi vật ở vị tri cân băng lò xo dãn ra đoạn ∆l =10cm. Chọn trục Ox thẳng đứng hướng xuống, gốc O tại vị tri cân bằng của vật. Nâng vật lên trên thẳng đứng đến vị trí cách O một đoạn 2 cm rồi truyền cho nó một vận tốc có độ lớn 20cm/s theo phương thẳng đứng hướng lên trên. Lấy gốc thời gian lúc truyền vận tốc cho quả cầu. Lấy g = 10 m/s2. phương trình dao động của quả cầu là
A x = 2√3 cos(10t - 5π/6) (cm)
B x = 4,0 cos(10t + 5π/6) (cm)
C x = 2√3 cos(10t - π/6) (cm)
D x = 4,0 cos(10t - 5π/6) (cm)
- Câu 5 : Chiếu bức xạ điện từ vào một tấm vônfram, biết rằng các êlêctrôn quang điện không bị lệch khi bay vào một vùng không gian có điện trường đều và một từ trường đều hướng vuông góc với nhau. Cường độ điện trường bằng E=10 (kV/m), cảm ứng từ có độ lớn B = 10 (mT) và công thoát êlêctrôn ra khỏi bề mặt vônfram là A=7,2.10-19J.Bước sóng của bức xạ trên la
A 0,17 μm
B 0,20 μm
C 0,22 μm
D 0,12 μm
- Câu 6 : Trong thí nghiệm giao thoa I-âng, hai khe cách nhau 0,25mm và cách màn 1,0 m được chiếu sáng bởi bức xạ có bước sóng 0,60μm. Trên bề rộng 3,61 cm của màn giao thoa tính từ vân trung tâm, người ta quan sát được tối đa bao nhiêu vân tối?
A 15.
B 14
C 16
D 13
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ánh sáng trông thấy?
A Chùm ánh sáng tới màu đỏ song song, khi đi qua lăng kính cho chùm ló không màu đỏ song song.
B Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
C Chiết suất thuỷ tinh có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ và lớn nhất đối với ánh sáng tím.
D Ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
- Câu 8 : Cho đoạn mạch RLC nối tiếp: R = 60Ω, L = 8/5π(H), C = 10-4/π (F). Điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch có biểu thức u = 120.cos(100πt)(V); t tính bằng giây. Thời điểm t=30ms, cường độ dòng điện chạy trong mạch có độ lớn bằn
A 0,58(A)
B 0,71(A)
C 1,0(A)
D 0,43(A)
- Câu 9 : Điện năng được truyền từ trạm phát đến tải tiêu thụ bằng đường dây một pha. Để giảm hao phỉ trên đường dây từ 25% xuống còn 1% thì cần tăng điện áp truyền tải ở trạm phát lên bao nhiêu lần? Biết rằng, công suất truyền đến tải tiêu tiêu thụ không đổi; hệ số công suất bằng 1.
A 4,15.
B 4,35.
C 5,15.
D 5,00
- Câu 10 : Trong thí nghiệm giao thoa của sóng nước, khoảng cách giữa hai mũi nhọn gắn với cần rung là S1S2 = 12,5cm. Tốc độ truyền sóng là 150cm/s. Tần số dao động của cần rung 75Hz. Trên mặt nước lấy đường tròn tâm O là trung điểm của S1S2 có bán kính R = 4,0cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đường tròn là
A 18
B 16
C 20
D 24
- Câu 11 : Có 1mg chất phóng xạ pôlôni đặt trong một nhiệt lượng kế có nhiệt dung C=8 J/K. Do phóng xạ α mà Pôlôni trên chuyển thành chì . Biết chu kỳ bán rã của Pôlôni là T = 138 ngày; khối lượng nguyên tử Pôlôni là mPo= 209,9828u; khối lượng nguyên tử chì là mPb= 205,9744u; khối lượng hạt α là = 4,0026u; 1u= 931,5 . Sau thời gian t = 1giờ kể từ khi đặt Pôlôni vào thì nhiệt độ trong nhiệt lượng kế tăng lên
A ≈ 155
B ≈ 125 K
C ≈ 95 K
D ≈ 65 K
- Câu 12 : Đặt vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi nhưng tần số góc ω thay đổi được. Khi ω = 100πrad/s hoặc ω = 200πrad/s thì công suất của mạch là như nhau. Để công suất trong mạch đạt cực đại thì ω có giá trị bằng
A 100√2 π (rad/s)
B 125π (rad/s)
C l50π (rad/s)
D 50√3 π (rad/s)
- Câu 13 : Cho đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn dây D và tụ điện C mắc nối tiếp. Điện áp hai đầu đoạn mạch có biểu thức u = 64√2 cos(ω)t)V. Các điện áp hiệu dụng hai đầu các phần tử lần lượt là UR = 16(V); Ud = 16(V); UC = 64(V). Tỷ số giữa hệ số công suất của cuộn dây và hệ số công suất của mạch bằng
A 8/32.
B 15/17
C 8/17.
D 15/8
- Câu 14 : Trong thí nghiệm giao thoa I-âng, hai khe cách nhau 0,50mm và cách màn 1,0 m được chiếu sáng bởi ánh sáng trắng có bước sóng 0,40μm đến 0,75μm. Bề rộng quang phổ bậc 2 quan sát được trên màngiao thoa bằng
A 0,20mm.
B 3,0mm
C 1,6mm.
D 1,4mm.
- Câu 15 : Mạch điện xoay chiều chứa hai trong ba phần tử: điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L, tụ điện thuần dung C, mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp có biểu thức u = Uocos(ωt-π/4) thì cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức i = Iocos(ωt + 3π/2) . Hai phần tử có trong mạch điện trên là:
A L và C với
B R và C với
C R và L với R = ωL
D L và C với .
- Câu 16 : Cho cơ hệ như hình bên. Biết M = 1,8kg, lò xo nhẹ độ cứng k = 100N/m. Một vật khối lượng m = 200g chuyển động với tốc độ v0 = 5m/s đến va vào M (ban đầu đứng yên) theo trục của lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa M và mặt phẳng ngang là μ = 0,2. Coi va chạm hoàn toàn đàn hồi xuyên tâm. Tốc độ cực đại của M sau khi lò xo bị nén cực đại là
A 1 m/s
B 0,8862 m/s
C 0.4994 m/s
D 0, 4212 m/s
- Câu 17 : Bắn hạt a có động năng 4 MeV vào hạt nhân đứng yên thì thu được một prôton và hạt nhân X. Giả sử hai hạt sinh ra có cùng tốc độ, tính động năng của prôton. Cho: ma = 4,0015 u; mX = 16,9947 u; mN = 13,9992 u; mp = 1,0073 u
A 0,155MeV
B 0,154MeV
C 2,789MeV
D 2,790MeV
- Câu 18 : Dòng điện trong mạch dao động tự do LC có biểu thúc: i = 0,50.cos(104.t - 0,5π)(A), (t có đơn vị là s) tụ điện trong mạch có điện dung C = 500nF. Độ tự cảm của cuộn dây là
A 0,20(H).
B 5,0(mH).
C 0,020(H).
D 2,0(mH)
- Câu 19 : Một con lắc lò xo treo thăng đứng dao động điều hoà gồm vật nặng m = 0,20kg và độ cứng 100N/m lò xo có chiều dài tự nhiên lo = 40cm. Khi lò xo có chiêu dài l= 37cm thì vận tốc của vật bằng không và lực đàn hồi của lò xo có độ lớn F = 3,0N. Cho g =10m/s2. Năng lượng dao động của vật là
A 0,045J.
B 0,090J.
C 0,250J.
D 0,125J.
- Câu 20 : Chọn câu sai. Dao động điện từ trong mạch dao động LC là dao động tắt dần, bởi vì
A có sự chuyến hoá năng lượng từ tụ điện sang cuộn cảm.
B có toả nhiệt do điện trở thuần của dây dẫn.
C có dòng Fu-cô trong lõi thép của cuộn dây.
D có bức xạ sóng điện từ.
- Câu 21 : Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 3,0.cos(5πt-π/2)cm, t tính bằng giây. Thời điểm đầu tiên kể từ t = 0 gia tốc của vật đạt cực đại là
A 0,40s
B 0,30s.
C 0,20s.
D 0,10s.
- Câu 22 : Trong phản ứng tổng hợp hêli: , nếu tổng hợp hêli từ 1g Li thì năng lượng tỏa ra có thể đun sôi bao nhiêu kg nước có nhiệt độ ban đầu là 00C ? Nhiệt dung riêng của nước C = 4200(J/kg.K) .
A 2,95.105kg.
B 3,95.105kg.
C 1,95.105kg.
D 4,95.105kg.
- Câu 23 : Một sóng âm truyền trong thép với tốc độ 5832m/s. Nếu độ lệch pha của sóng âm đó ở hai điểm gần nhau nhất cách nhau 1(m) trên cùng một phương truyền sóng là π/4 thì tần số của sóng bằng
A 5832Hz.
B 729Hz.
C 970Hz.
D 1458Hz
- Câu 24 : Trên mặt chất lỏng, tại O có một ngốn sóng cơ dao động với tần số f = 50Hz. Tốc độ truyền sóng có giá trị từ 2,4m/s đến 4,0m/s. Tại điểm M trên mặt chất lỏng cách O một đoạn 15cm các phần tử dao động ngược pha với dao động của các phần tủ tại O. Tốc độ truyền của sóng đó là
A 4 m/s
B 3 5 m/s
C 2,4 m/s.
D 3.0 m/s
- Câu 25 : Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + φ). Gọi Vm , v và a lần lượt là vận tốc cực đại vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là
A
B
C
D
- Câu 26 : Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C có điện dung thay đổi. Khi C = C1 , điện áp hiệu dụng trên các phần tử lần lượt là UR = 40V, UL = 40V, UC = 70V. Khi C = C2 điện áp hiệu dụng hai đầu tụ là 50√2 (V), điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở là
A 25(V)
B 50(V)
C 25√3 (V)
D 25√2 (V)
- Câu 27 : Poloni là chất phóng xạ phát ra hạt và chuyển thành hạt nhân chì Pb. Chu kỳ bán rã Po là 138 ngày. Ban đầu có 1g Po nguyên chất, sau 1 năm (365 ngày) lượng khí Hêli giải phóng ra có thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn là
A 89,6cm3.
B 68,9cm3.
C 22,4 cm3.
D 48,6 cm3.
- Câu 28 : Cho mạch điện RLC nối tiếp tụ điện C có điện dung thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tân số không đổi. Thay đối điện dung của tu điện để điện áp hiệu dụng giữa các bản tụ đạt cực đại thì hệ số công suất của mạch băng 0,50. Khi đó, ta có hệ thức nào sau đây ?
A R = √3 ZL
B ZC= 3ZL
C R2 = ZL.ZC
D ZC= √3R
- Câu 29 : Chiếu một tia ánh sáng trắng lên bề mặt một bản mặt song song dưới góc tới i = 45o. Biết rằng bản này dày 20cm và có chiết suất đối với tia sáng màu tím và màu đỏ lần lượt là 1,685 và 1,643. Bề rộng của chùm tia ló bằng
A 2,63mm.
B 3,66mm.
C 3,14mm.
D 2,05mm.
- Câu 30 : Một vật dao động điều hoà với chu kỳ T và biên độ A, tốc độ trung bình bé nhất của vật thực hiện được trong khoảng thời gian T/6 là
A
B
C
D
- Câu 31 : Mạch dao động điện từ gồm một cuộn cảm thuần L = 50mH và tụ điện C. Biết giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là I0 = 0,1A. Tại thời điểm năng lượng điện trường trong mạch bằng 1,6.10-4 J thì cường độ dòng điện tức thời có độ lớn là
A 0,06A
B 0,10A
C 0,04A
D 0,08A
- Câu 32 : Chiếu xiên góc một tia sáng gồm hai ánh sáng màu vàng và màu chàm từ không khí xuống mặt nước trong chậu, khi đó
A góc khúc xạ của tia màu chàm nhỏ hơn góc khúc xạ của tia màu vàng.
B góc khúc xạ của tia màu chàm lớn hơn góc khúc xạ của tia màu vàng.
C góc khúc xạ của tia màu chàm lớn hơn góc tới.
D góc khúc xạ của tia màu vàng lớn hơn góc tới.
- Câu 33 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu mạch điện gồm cuộn dây có độ tự cảm L mắc nối tiếp với điện trở R. Biết điện áp hai đầu cuộn dây và điện áp hai đầu điện trở có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau π/3. Kết luận nào sau đây là sai ?
A Hệ số công suất của mạch: cosφ = .
B Điện áp hiệu dụng trên R: UR = .
C Cảm kháng của cuộn dây: Z L = R.
D Công suất toả nhiệt của mạch: P =
- Câu 34 : Mạng điện ba pha hình sao có điện áp pha Up = 220 V có ba tải tiêu thụ mắc vào mạch theo kiểu hình sao. Ba tải là 3 điện trở thuần có giá trị lần lượt là R1 = R2 = 2R3 = 220 Ω. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong dây trung hòa là:
A 0
B 2A
C 3A
D 1A
- Câu 35 : Một Con lắc lò xo treo thẳng đứng khi cân bằng lò xo giãn 3,0cm. Kích thích cho vật dao động tự do điều hoà theo phương thẳng đứng thì thấy trong một chu kì dao động T của vật, thời gian lò xo bị nén là T/6. Biên độ dao động của vật bằng
A 3√2 cm.
B 4,0cm.
C 3,0cm.
D 2√3 cm.
- Câu 36 : Đặt vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi thì điện áp hiệu dụng trên các phần tử R, L và C đều bằng 20V. Thay tụ điện C bởi tụ điện khác có điện dung C’ = 2.C thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở bằng:
A 8√5 (V).
B 20V.
C 10√2(V).
D 4√5 (V).
- Câu 37 : Xét một vật dao động điều hoà. Tại vị trí động năng bằng hai lần thế năng, gia tốc của vật có độ lớn nhỏ hơn gia tốc cực đại
A lần
B √2 lần
C lần
D √3 lần
- Câu 38 : Hai chất điểm dao động điều hoà dọc theo hai đường thẳng cạnh nhau, cùng song song với trục Ox. Hai vật dao động với cùng biên độ A, cùng vị trí cân bằng O và với chu kỳ lần lượt là T1 = 4,0(s) và T2 = 4,8(s). Tại thời điểm ban đầu, chúng cùng có li độ x = +A. Khi hai chất điểm cùng trở lại vị trí ban đầu thì tỷ số quãng đường mà chúng đi được là
A
B
C
D
- Câu 39 : Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm cuộn dây cảm thuần L và tụ xoay gồm nhiều lá kim loại ghép cách điện với nhau, có góc quay biến thiên từ 00 (ứng với điện dung nhỏ nhất) đến 180o (ứng với điện dung lớn nhất) khi đó bắt được sóng có bước sóng từ 10,0 m đến 80,0m Hỏi khi tụ xoay quay góc 120o kể từ ảo thì bắt được sóng có bước sóng bằng bao nhiêu ? Cho rằng độ biến thiên điện dung của tụ tỷ lệ với góc quay.
A 55,7m .
B 65,6m.
C 65,1 m.
D 64,8m.
- Câu 40 : Tại hai điểm A và B trên mặt chất lông có hai nguồn phát sóng, dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình là uA = 3,0.cos(50πt)cm và uB =4,0.cos(50πt + π/2)cm. Cho rằng biên độ sóng không đổi khi truyền trên mặt chất lỏng. Phần tử chất lỏng ở chính giữa của AB dao động với biên độ
A 3,5cm.
B 7,0cm.
C 5,0 cm.
D 1,0 cm.
- Câu 41 : Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C=10(μF) và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0, 10(H). Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 4,OV thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,020(A). Hiệu điện thế giữa hai bản tụ tại thời điểm năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường có độ lớn là:
A 2√5 (V)
B 4√2 (V)
C √10 (V)
D 4,0 (V)
- Câu 42 : Đầu trên của một lò xo có độ cứng k =100N/m được gắn vào điểm cố định thông qua dây mềm, nhẹ, không dãn. Đầu dưới của lò xo treo vật nặng m = 400g. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng một khoảng 2,0cm rồi truyền cho vật tốc độ vo hướng về vị trí cân bằng. Lấy g = 10m.s-2. Giá trị lớn nhất của vo để vật còn dao động điều hòa là
A 50,0(cm/s)
B 17,3(cm/s).
C 20,0(cm/s).
D 54,8 (cm/s).
- Câu 43 : Nếu giảm tần số dòng điện xoay chiều trong mạch RLC nôi tiếp đang có tính dung kháng thì hệ số công suất của mạch sẽ:
A không đổi
B tăng lên
C giảm xuống
D có thể tăng hoặc giảm
- Câu 44 : Mạch dao động của máy thu sóng vô tuyến có tụ điện với điện dung C và cuộn cảm với độ tự cảm L, thu được sóng điện từ có bước sóng 20 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 40 m, người ta phải mắc song song với tụ điện của mạch dao động trên một tụ điện có điện dung C' bằng
A C
B 4C
C 3C
D 2C
- Câu 45 : Một đông hồ đếm giây sử dụng con lắc đơn chạy đúng ở nhiệt độ 240C và độ cao 200m. Biết bán kính Trái Đất R = 6400km và thanh con lắc có hệ số nở dài λ = 2.10-5 K-1. Khi đưa đồng hồ lên độ cao 600m và nhiệt độ tại đó là 200 C thì mỗi ngày đêm đồng hồ chạy:
A chậm 1,94s.
B nhanh 8,86s.
C nhanh l,94s.
D chậm 8,86s.
- Câu 46 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng cơ?
A Sóng dọc truyền được trong mọi môi trường khí, lỏng, rắn.
B Tần số sóng càng lớn sóng truyền đi càng nhanh.
C Dao động của các phần tử vật chất môi trường khi có sóng truyền qua là dao động cưỡng bức.
D Sóng ngang truyền được trong môi trường nhờ lực liên kết giữa các phần tử vật chất của môi trường.
- Câu 47 : Xét con lắc lò xo treo thẳng đứng. Khi vật ở vị tri cân băng lò xo dãn ra đoạn ∆l =10cm. Chọn trục Ox thẳng đứng hướng xuống, gốc O tại vị tri cân bằng của vật. Nâng vật lên trên thẳng đứng đến vị trí cách O một đoạn 2 cm rồi truyền cho nó một vận tốc có độ lớn 20cm/s theo phương thẳng đứng hướng lên trên. Lấy gốc thời gian lúc truyền vận tốc cho quả cầu. Lấy g = 10 m/s2. phương trình dao động của quả cầu là
A x = 2√3 cos(10t - 5π/6) (cm)
B x = 4,0 cos(10t + 5π/6) (cm)
C x = 2√3 cos(10t - π/6) (cm)
D x = 4,0 cos(10t - 5π/6) (cm)
- Câu 48 : Có 1mg chất phóng xạ pôlôni đặt trong một nhiệt lượng kế có nhiệt dung C=8 J/K. Do phóng xạ α mà Pôlôni trên chuyển thành chì . Biết chu kỳ bán rã của Pôlôni là T = 138 ngày; khối lượng nguyên tử Pôlôni là mPo= 209,9828u; khối lượng nguyên tử chì là mPb= 205,9744u; khối lượng hạt α là = 4,0026u; 1u= 931,5 . Sau thời gian t = 1giờ kể từ khi đặt Pôlôni vào thì nhiệt độ trong nhiệt lượng kế tăng lên
A ≈ 155
B ≈ 125 K
C ≈ 95 K
D ≈ 65 K
- Câu 49 : Cho cơ hệ như hình bên. Biết M = 1,8kg, lò xo nhẹ độ cứng k = 100N/m. Một vật khối lượng m = 200g chuyển động với tốc độ v0 = 5m/s đến va vào M (ban đầu đứng yên) theo trục của lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa M và mặt phẳng ngang là μ = 0,2. Coi va chạm hoàn toàn đàn hồi xuyên tâm. Tốc độ cực đại của M sau khi lò xo bị nén cực đại là
A 1 m/s
B 0,8862 m/s
C 0.4994 m/s
D 0, 4212 m/s
- Câu 50 : Bắn hạt a có động năng 4 MeV vào hạt nhân đứng yên thì thu được một prôton và hạt nhân X. Giả sử hai hạt sinh ra có cùng tốc độ, tính động năng của prôton. Cho: ma = 4,0015 u; mX = 16,9947 u; mN = 13,9992 u; mp = 1,0073 u
A 0,155MeV
B 0,154MeV
C 2,789MeV
D 2,790MeV
- Câu 51 : Trong phản ứng tổng hợp hêli: , nếu tổng hợp hêli từ 1g Li thì năng lượng tỏa ra có thể đun sôi bao nhiêu kg nước có nhiệt độ ban đầu là 00C ? Nhiệt dung riêng của nước C = 4200(J/kg.K) .
A 2,95.105kg.
B 3,95.105kg.
C 1,95.105kg.
D 4,95.105kg.
- Câu 52 : Poloni là chất phóng xạ phát ra hạt và chuyển thành hạt nhân chì Pb. Chu kỳ bán rã Po là 138 ngày. Ban đầu có 1g Po nguyên chất, sau 1 năm (365 ngày) lượng khí Hêli giải phóng ra có thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn là
A 89,6cm3.
B 68,9cm3.
C 22,4 cm3.
D 48,6 cm3.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất