20 bài tập Tây Âu mức độ khó
- Câu 1 : Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì
A Muốn xây dựng nhà nước tư bản mang màu sắc của châu Âu
B Kinh tế đã phục hồi, muốn thoát khỏi sự khống chế, ảnh hưởng của Mỹ
C Bi cạnh tranh quyết liệt bởi kinh tế Mỹ và Nhật Bản
D Muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của Tây Âu
- Câu 2 : Điểm mới trong quan hệ đối ngoại của các nước Tây Âu hiện nay là
A Cố gắng hạn chế ảnh hưởng của Mĩ.
B Tăng cường phụ thuộc vào Mĩ.
C Mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển.
D Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển của châu Á, Phi, Mĩ Latinh, Đông Âu và SNG.
- Câu 3 : Nước nào dưới đây được đánh giá là một nước có đường lối ngoại giao thân Mĩ "như hình với bóng"?
A Đức
B Pháp
C Tây Ban Nha
D Anh
- Câu 4 : Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950-1973 so với những năm 1945-1950 là
A tiến hành hợp tác, liên kết khu vực.
B một mặt liên minh với Mĩ, mặt khác cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
C Anh tiếp tục liên minh với Mĩ, Pháp và Đức trở thành đối tượng của Mĩ.
D từ bỏ chính sách liên minh với Mĩ, thực hiện chính sách biệt lập.
- Câu 5 : Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản với các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
B Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
C Chi phí cho quốc phòng thấp.
D Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
- Câu 6 : Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?
A Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B Chi phí cho quốc phòng thấp.
C Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
D Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
- Câu 7 : Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Pháp và Nhật Bản từ 1991 - 2000 là
A Pháp tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản đã trở thành đối trọng của Mĩ.
B đều tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh quan trọng của Mĩ.
C Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, Pháp đã trở thành đối trọng của Mĩ.
D Pháp rút khỏi NATO, Nhật Bản vẫn là thành viên quan trọng của NATO.
- Câu 8 : Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển là gì?
A Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất
B Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc quản lí, điều tiết thúc đẩy nền kinh tế
C Sự nỗ lực, bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân trong và ngoài nước
D Tận dụng các cơ hội bên ngoài đề phát triển
- Câu 9 : Điểm chung trong nguyên nhân làm cho kinh tế phát triển của Tây Âu và Mỹ là?
A Tài năng của giới lãnh đạo và kinh doanh.
B Người lao động có tay nghề cao.
C Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
D Gây chiến tranh xâm lược Việt Nam và Triều Tiên.
- Câu 10 : Bản chất của mối quan hệ giữa Việt Nam và EU hiện nay là:
A Đối đầu căng thẳng.
B Hợp tác hạn chế trên một số lĩnh vực.
C Hợp tác trên lĩnh vực chính trị - quân sự là chủ yếu .
D Đối thoại, hợp tác.
- Câu 11 : Sự kiện Anh muốn rời Liên minh châu Âu (2016) là biểu hiện của xu hướng
A Đân tộc hóa nền kinh tế tài chính của khu vực.
B Chống lại xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa.
C Toàn cầu hóa, khu vực hóa.
D Liên kết khu vực.
- Câu 12 : Sự thành lập Liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các nước thành viên tham gia?
A Hợp tác cùng phát triển.
B Mở rộng thị trường.
C Tăng sức cạnh tranh, tránh sự chi phối từ bên ngoài.
D Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
- Câu 13 : Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu và Nhật Bản từ năm 1945 đến 2000 là
A liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B đặc biệt chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
C đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
D mở rộng quan hệ đối ngoại.
- Câu 14 : Biểu hiện cao nhất của sự liên kết giữa các nước trong Liên minh châu Âu (EU) là
A
kí hiệp ước Maxtrích.
B ra đồng tiền chung châu Âu.
C bầu cử nghị viện châu Âu.
D hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại qua biên giới của nhau.
- Câu 15 : Trong những năm 1950 - 1973, cơ hội bên ngoài nào dưới đây không được các nước Tây Âu tận dụng để phát triển kinh tế?
A Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu.
B Giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba.
C Các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam.
D Nguồn viện trợ của Mĩ thông qua “Kế hoạch Mácsan”.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12