- Sóng dừng
- Câu 1 : Khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi AB = l. Đầu A nối với nguồn dao động, đầu B cố định thì sóng tới và sóng phản xạ tại B sẽ:
A Cùng pha.
B Ngược pha.
C Vuông pha.
D Lệch pha π/4
- Câu 2 : Khảo sát hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi AB = l. Đầu A nối với nguồn dao động, đầu B tự do thì sóng tới và sóng phản xạ tại B sẽ:
A Vuông pha.
B lệch pha góc π/4
C Cùng pha.
D Ngược pha.
- Câu 3 : Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng
A một phần tư bước sóng.
B một bước sóng.
C nửa bước sóng.
D hai bước sóng.
- Câu 4 : Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng
A một nửa bước sóng.
B một bước sóng.
C một phần tư bước sóng.
D một số nguyên lần b/sóng.
- Câu 5 : Phương trình sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có dạng u=3cos(25πx)sin(50πt)cm , trong đó x tính bằng mét (m), t tính bằng giây (s). Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A 200cm/s
B 2cm/s
C 4cm/s
D 4m/s
- Câu 6 : Hai sóng chạy có vận tốc 750m/s, truyền ngược chiều nhau và giao thoa nhau tạo thành sóng dừng. Khoảng cách từ một nút N đến nút thứ N + 4 bằng 6m. Tần số các sóng chạy bằng
A 100 Hz
B 125 Hz
C 250 Hz
D 500 Hz
- Câu 7 : Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, người ta đo được khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 100 cm. Biết tần số của sóng truyền trên dây bằng 100 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là:
A 50 m/s
B 100 m/s
C 25 m/s
D 75 m/s
- Câu 8 : Đầu một lò xo gắn vào một âm thoa dao động với tần số 240(Hz). Trên lò xo xuất hiện một hệ thống sóng dừng, khoảng cách từ nút thứ 1 đến nút thứ 4 là 30(cm). Tính vận tốc truyền sóng?
A 24m/s
B 48m/s
C 200m/s
D 55m/s
- Câu 9 : Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định đầu còn lại gắn vào máy rung. Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ số bằng
A 4
B 3
C 6
D 2
- Câu 10 : Trong thí nghiệm về sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2m với hai đầu cố định, người ta quan sát thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có hai điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,05s. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A 12 m/s.
B 8 m/s.
C 16 m/s.
D 4 m/s.
- Câu 11 : Một dây AB dài 1,8m căng thẳng nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn vào một bản rung tần số 100Hz. Khi bản rung hoạt động, người ta thấy trên dây có sóng dừng gồm 6 bó sóng, với A xem như một nút. Tính bước sóng và vận tốc truyền sóng trên dây AB,
A λ = 0,3m; v = 60m/s
B λ = 0,6m; v = 60m/s
C λ = 0,3m; v = 30m/s
D λ = 0,6m; v = 120m/s
- Câu 12 : Trên một sợi dây dài 1m (hai đầu dây cố định) đang có sóng dừng với tần số 100Hz. Người ta thấy có 4 điểm dao động rất mạnh. Vận tốc truyền sóng trên dây là
A 200m/s
B 100m/s
C 25m/s
D 50 m/s
- Câu 13 : Một dây đàn dài 40cm, căng ở hai đầu cố định, khi dây dao động với tần số 600Hz ta quan sát trên dây có sóng dừng với hai bụng sóng. Bước sóng trên dây là:
A λ = 13,3cm.
B λ = 20cm.
C λ = 40cm.
D λ = 80cm.
- Câu 14 : Một sợi dây đàn hồi có độ dài AB = 80cm, đầu B giữ cố định, đầu A gắn với cần rung dao động điều hòa với tần số 50Hz theo phương vuông góc với AB. Trên dây có một sóng dừng với 4 bụng sóng, coi A và B là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A 10m/s.
B 5m/s.
C 20m/s.
D 40m/s.
- Câu 15 : Một sợi dây được căng ra giữa hai đầu A và B cố định. Cho biết tốc độ truyền sóng cơ trên dây là vs = 600m/s, tốc độ truyền âm thanh trong không khí là va = 300m/s, AB = 30cm. Khi sợi dây rung bước sóng của âm trong không khí là bao nhiêu. Biết rằng khi dây rung thì giữa hai đầu dây có 2 bụng sóng:
A 15cm
B 30cm
C 60cm
D 90cm
- Câu 16 : Một dây AB dài 100cm có đầu B cố định. Tại đầu A thực hiện một dao động điều hoà có tần số f = 40Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là v = 20m/s. Số điểm nút, số điểm bụng trên dây là bao nhiêu?
A 3 nút, 4 bụng.
B 5 nút, 4 bụng.
C 6 nút, 4 bụng.
D 7 nút, 5 bụng.
- Câu 17 : Một dây đàn hồi AB dài 60 cm có đầu B cố định, đầu A mắc vào một nhánh âm thoa đang dao động với tần số f = 50 Hz. Khi âm thoa rung trên dây có sóng dừng, dây rung thành 3 múi, tốc độ truyền sóng trên dây có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A v = 15 m/s
B 28 (m/s)
C 25 (m/s)
D 20(m/s)
- Câu 18 : Một sợi dây dài 1,2m, hai đầu cố định. Khi tạo sóng dừng trên dây, ta đếm được có tất cả 5 nút trên dây (kể cả 2 đầu). Bước sóng của dao động là:
A 24cm
B 30cm
C 48cm
D 60cm
- Câu 19 : Sóng dừng trên sợi dây OB = 120cm, 2 đầu cố định. Ta thấy trên dây có 4 bó và biên độ dao động bụng là 1 cm. Tính biên độ dao động tại một điểm M cách O là 65 cm:
A 0cm
B 0,5cm
C 1cm
D 0,3cm
- Câu 20 : Trên một sợi dây dài 2m đang có sóng dừng với tần số 100Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A 40m/s
B 100m/s
C 60m/s
D 80m/s
- Câu 21 : Sóng dừng xuất hiện trên dây đàn hồi 2 đầu cố định. Khoảng thời gian liên tiếp ngắn nhất để sợi dây duỗi thẳng là 0,25s. Biết dây dài 12m, vận tốc truyền sóng trên dây là 4m/s. Tìm bước sóng và số bụng sóng N trên dây.
A λ = 1m; N = 24
B λ = 2m; l = 12
C λ = 4m và N = 6
D λ = 2m; N = 6
- Câu 22 : Dây AB = 30cm căng ngang, 2 đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại N cách B 9cm là nút thứ 4 (kể từ B). Tổng số nút trên dây AB là:
A 9
B 10
C 11
D 12
- Câu 23 : Một sợi dây đàn dài 60 cm, căng giữa hai điểm cố định, khi dây đàn dao động với tần số f= 500 Hz thì trên dây có sóng dừng với 4 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là?
A 50 m/s.
B 100m/s.
C 25 m/s
D 150 m/s.
- Câu 24 : Một sợi dây đàn hồi l = 100cm, có hai đầu AB cố định. Một sóng truyền trên dây với tần số 50Hz thì ta đếm được trên dây có 3 nút sóng, không kể hai nút A,B. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A 30m/s
B 25m/s
C 20m/s
D 15m/s
- Câu 25 : Một dây thép dài 90cm có hai đầu cố định, được kích thích cho dao động bằng một nam châm điện nuôi bằng mạng điện xoay chiều có tần số 50Hz. Trên dây có sóng dừng với 6 bó sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A 15m/s
B 60 m/s
C 30m/s
D 7,5m/s
- Câu 26 : Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định đầu còn lại gắn vào máy rung. Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ số bằng
A 4
B 3
C 6
D 2
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất